Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là tình trạng khá thường gặp. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, trẻ có thể bị nghẹt đường thở. Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về tình trạng này và biết chính xác trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Sữa là thức ăn chính của trẻ sơ sinh và là thức ăn dạng lỏng nên dễ gây sặc với các bé đang dần làm quen với chế độ ăn uống khác xa khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, tình trạng sặc sữa khá thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân gây sặc sữa là gì? Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là gì?

Sặc sữa được coi là một “tai nạn” thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo định nghĩa trong y khoa, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa thay vì đi xuống thực quản sẽ trào ngược vào đường thở gây sặc, ngạt, khó chịu, tím tái thậm chí ngừng thở. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, người mẹ không được chủ quan lơ là mà cần chú ý chăm sóc trẻ. Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng dưới đây có nghĩa là bé đang bị sặc sữa:

  • Sữa đã nuốt bị trào lại ra miệng và mũi.
  • Trẻ đang bú hoặc mới bú xong bỗng nhiên ho sặc sụa, mặt tím tái.
  • Trẻ hốt hoảng đột ngột, da tái xanh khi đang bú hoặc mới bú.
  • Cơ thể trẻ bất ngờ mềm nhũn hay co cứng.
  • Nếu bị sặc sữa nặng, trẻ có thể bị ngừng thở bất ngờ. Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp trẻ tử vong trong khi bú hoặc khi mới bú xong vì sặc sữa.

tre-so-sinh-bi-sac-sua-nhieu-co-sao-khong-1.webp

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khiến cha mẹ lo lắng

Lý do khiến trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ là gì? Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thường xuyên sặc sữa như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh ban đầu chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày bé nằm dọc, cơ vòng thực quản dưới siết không chặt, tâm vị hở nên sữa từ dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản, miệng, mũi gây sặc.
  • Một số bé vừa ngủ vừa bú nên khi sữa chảy đầy miệng bé không nuốt. Nếu lúc này vô tình trẻ hít thở mạnh sẽ khiến sữa tràn vào khí quản gây sặc.
  • Những trẻ sơ sinh từ sau 3 tháng tuổi thính giác đã khá phát triển. Trẻ tò mò với mọi thứ xung quanh nên thường bị mất tập trung khi bú. Trẻ bú khi xung quanh ồn ào, cha mẹ đang nói chuyện hoặc có gì thu hút sự chú ý của trẻ sẽ rất dễ bị sặc.
  • Trẻ thường xuyên bị sặc sữa mẹ có thể do sữa mẹ nhiều nên tốc độ sữa chảy quá nhanh. Với trẻ bú bình có thể do núm vú cao su có lỗ thông quá lớn khiến trẻ nuốt không kịp cũng là nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị ép bú khi đang khóc, đang ho hoặc đùa nghịch cũng rất dễ bị sặc.
  • Trẻ quá đói hoặc một số trẻ phàm ăn bú vội vàng nên bị sặc.

tre-so-sinh-bi-sac-sua-nhieu-co-sao-khong-4.webp

Cha mẹ cần cẩn trọng trước các nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Câu trả lời chắc chắn là có. Sặc sữa thường xuyên xảy ra ở trẻ em và trong hầu hết đều là trường hợp nhẹ không đáng ngại. Nhưng khi tần suất sặc sữa quá dày đặc thì nguy cơ bị sặc sữa vào phổi cũng tăng lên. Sặc sữa vào phổi dễ làm trẻ thiếu oxy và ảnh hưởng đến tính mạng.

Sặc sữa nhẹ sẽ khiến bé khó chịu, nôn trớ, khiến cha mẹ tốn thời gian trong việc vệ sinh, chăm sóc bé. Nhưng với trường hợp sặc sữa nghiêm trọng hơn, sữa có thể tràn vào khí quản, phế nang phổi gây tắc đường hô hấp. Nó cũng có thể cản trở quá trình trao đổi khí, gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu không được xử lý kịp thời.

Không ít trường hợp trẻ sơ sinh gặp nguy kịch khi sặc sữa và được sơ cứu chậm hoặc sai cách. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ nên chủ động tìm hiểu cần làm gì khi trẻ sặc sữa để xử lý đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày thường di căn đến đâu? Điều trị thế nào?

tre-so-sinh-bi-sac-sua-nhieu-co-sao-khong-3.webp
Sơ cứu đúng cách tránh làm bé ngạt thở vì sặc sữa

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa?

Khi thấy con có triệu chứng sặc sữa, cha mẹ nên sơ cứu trẻ sặc sữa như sau:

  • Nếu trẻ bị sặc sữa trong khi đang bú, hãy dừng ngay việc cho bé bú.
  • Giữ trẻ bị sặc trong tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng một tay đỡ đầu và cổ để đầu bé không bị ngửa ra sau. Việc này giúp sữa đi xuống dạ dày, không tiếp tục trào lên làm nghẹt đường thở.
  • Vỗ nhẹ lưng trẻ giống như cách vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú. Lúc này trẻ có thể tự ho để tống sữa hoặc chất nôn trong đường thở ra ngoài và cơn sặc sữa sẽ sớm qua đi.
  • Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Sặc sữa nhiều dễ gây nghẹt đường thở. Nếu trẻ không thể ho, không nôn ra sữa và có triệu chứng khó thở, cha mẹ có thể nhanh chóng hút hết sữa trong mũi và miệng bé. Nếu không kịp lấy máy hút mũi, cha mẹ có thể dùng miệng để hút mũi kịp thời vì việc này cần thực hiện càng nhanh càng tốt. Khi trẻ có thể thở bình thường, khóc to cha mẹ có thể yên tâm và thực hiện lại động tác vỗ lưng.
  • Một số trường hợp ngoài sặc sữa lên mũi trẻ còn bị sặc sữa vào mắt. Lúc này, mẹ cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho bé sạch sẽ.
  • Nếu thấy bé đã ổn, mẹ ôm ấp vỗ về để trẻ nhanh chóng đi qua cảm giác hoảng sợ. Còn nếu đã áp dụng những cách trên nhưng không hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Cách giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Phòng luôn luôn tốt hơn chữa. Vì vậy, ngoài tìm hiểu nguyên nhân sặc sữa và cách sơ cứu khi sặc sữa, các bậc cha mẹ cũng cần biết cách giảm nguy cơ sặc sữa cho bé. Cụ thể là:

  • Không nên để trẻ vừa bú vừa ngủ hoặc vừa bú vừa đùa nghịch. Nên cho trẻ bú trong không gian yên tĩnh để trẻ không bị mất tập trung.
  • Khi con đang ho hoặc khóc, mẹ không nên ép bú.
  • Nếu lượng sữa chảy quá nhiều, mẹ có thể dùng tay kẹp núm vú để điều tiết lượng sữa. Nếu lỗ thông ở núm bình sữa quá lớn, mẹ nên đổi loại núm vú phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Không để trẻ quá đói sẽ khiến bé bú vội vàng sẽ dễ bị sặc.

tre-so-sinh-bi-sac-sua-nhieu-co-sao-khong-2.webp

>>>>>Xem thêm: Mất răng lâu năm có trồng implant được không?

Không nên để bé vừa ngủ vừa bú vì rất dễ bị sặc

Nôn trớ sau khi bú hay sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng khó tránh khỏi. Hầu hết các trường hợp, sặc sữa không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng sặc sữa thường xuyên làm tăng nguy cơ ngạt đường thở, có thể đe dọa tính mạng trẻ. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ hãy lưu ý những điều trên để giảm tối đa nguy cơ sặc sữa ở trẻ nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *