Để cơ thể hoạt động tốt, hệ thống thần kinh của bạn cũng cần phải hoạt động tốt. Hệ thống thần kinh của con người chịu trách nhiệm giúp não giao tiếp với cơ thể và giúp cơ thể giao tiếp với não. Trong đó, hệ thần kinh giao cảm là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ giúp điều chỉnh những hành động vô thức của cơ thể.
Bạn đang đọc: Hệ thần kinh giao cảm có vai trò gì? Cấu trúc và ý nghĩa lâm sàng trong hệ cơ quan
Hệ thần kinh giao cảm là một phần quan trọng của hệ cơ quan trong cơ thể con người. Nó chịu trách nhiệm điều chỉnh các chức năng không chủ động như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và nhiều chức năng khác. Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin khám phá chi tiết cấu trúc và ý nghĩa lâm sàng của hệ thần kinh giao cảm.
Contents
Hệ thần kinh giao cảm là gì?
Hệ thần kinh giao cảm (SNS) là một phần của hệ thần kinh tự chủ. Nó có thể được gọi là hệ thống thần kinh “tự động” của bạn, vì nó chịu trách nhiệm thực hiện nhiều chức năng mà bạn không cần phải suy nghĩ để kiểm soát. Điều này có thể bao gồm kiểm soát nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa, tiểu tiện, đổ mồ hôi và các chức năng khác.
Hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể được biết đến nhiều nhất với vai trò ứng phó với các tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng. Trong những tình huống này, hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể sẽ kích hoạt để tăng nhịp tim, cung cấp nhiều máu hơn đến các vùng cơ thể cần nhiều oxy hoặc các phản ứng khác nhằm giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm. Quá trình này được gọi là khả năng kích thích cơ thể chiến đấu hay phản ứng lại. Ngoài ra, đối lập với hệ thần kinh SNS là hệ thần kinh phó giao cảm. Đây là hệ thần kinh giúp kích thích cơ thể con người “kiếm ăn và sinh sản”, sau đó là tiêu hoá và nghỉ ngơi.
Cấu tạo hệ thần kinh giao cảm
Hầu hết các tín hiệu mà hệ thống thần kinh giao cảm gửi đều bắt đầu từ tủy sống. Cấu tạo của dây thần kinh giao cảm bao gồm sợi trước hạch và sợi sau hạch. Các sợi này tiết các chất trung gian hoá học như sau:
- Sợi trước hạch sản xuất acetylcholin, một chất trung gian hóa học. Acetylcholin được tổng hợp bên trong các bào tương sợi trục thần kinh, nằm ngoài các bọc nhỏ. Sau đó, acetylcholin được chuyển vào bên trong các bọc và được lưu giữ nhiều trong đó. Tuy nhiên, acetylcholin tồn tại trong mô chỉ trong vài giây trước khi bị men phân giải.
- Sợi sau hạch tiết ra norepinephdrin, còn được gọi là noradrenalin. Norepinephrin được tạo ra tại bào tương dây thần kinh giao cảm phần sau hạch và hoàn thiện bên trong các bọc nhỏ. Tại tủy thượng thận, norepinephrin được biến đổi thành epinephrin, còn được gọi là adrenalin. Norepinephrin được thải ra trực tiếp vào mô và chỉ có tác dụng trong vài giây, sau đó được tái hấp thu và khuếch tán vào dịch kẽ. Riêng norepinephrin và epinephrin do tủy thượng thận tiết vào máu, có tác dụng kéo dài từ 10-30 giây, sau đó dần giảm đi trong vòng một đến vài phút.
Ngoài ra, để tác động lên các cơ quan đáp ứng, các chất trung gian hóa học phải kết nối với các receptor đặc hiệu trên tế bào đáp ứng.
Vai trò hệ thần kinh giao cảm
Hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể. Các tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của bạn. Để đối phó với nguy hiểm hoặc căng thẳng, hệ thần kinh SNS có thể tác động đến:
- Mắt: Mở rộng đồng tử để đón nhiều ánh sáng hơn và cải thiện thị lực của bạn.
- Tim: Nhịp tim tăng nhằm cải thiện việc cung cấp oxy đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
- Phổi: Thư giãn các cơ đường thở để giúp cải thiện việc cung cấp oxy đến phổi.
- Đường tiêu hóa: Làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn để năng lượng của nó được chuyển đến các khu vực khác của cơ thể.
- Gan: Kích hoạt năng lượng dự trữ trong gan thành năng lượng có thể sử dụng nhanh chóng.
- Tuyến tụy nội và ngoại tiết: Hệ giao cảm kích hoạt đến tuyến tụy nội tiết, ngoại tiết thông qua thụ thể α1 và α2. Qua đó làm giảm tiết enzym và hormon insulin.
- Bàng quang: Hệ giao cảm tác dụng làm giảm bài xuất nước tiểu do có sự giãn cơ mu bàng quang và co thắt cơ vòng niệu đạo.
Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của tình trạng mất ngủ tuổi 60 đến sức khỏe
Những hiệu ứng này giúp cơ thể trong những tình huống mà bạn có thể cần phải suy nghĩ hoặc hành động nhanh chóng. Chúng cải thiện thị lực, phản xạ, sức bền và sức mạnh của bạn. Hệ thống thần kinh giao cảm cũng hoạt động vào những lúc cơ thể bạn căng thẳng, chẳng hạn như khi bạn đang tập thể dục hoặc bị ốm.
Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và quá trình sửa chữa của cơ thể. Những tác động này có thể giúp cơ thể bạn bắt đầu sửa chữa vết thương một cách nhanh chóng nếu bạn bị thương.
Ý nghĩa lâm sàng trong hệ cơ quan
Hệ thần kinh giao cảm có ý nghĩa lâm sàng lớn bởi nó tác động đến nhiều hệ cơ quan của cơ thể bao gồm:
- U tế bào thần kinh nội tiết: Sự xuất hiện khối u của tế bào ưa Crom trong tuỷ thượng thận hoặc từ tế bào cận hạch tiết dư thừa Catecholamine. Khi giải phóng lượng lớn Catecholamine làm gây lên tình trạng nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng, tiết nhiều mồ hôi và đường huyết tăng.
- Rối loạn cương dương: Trạng thái bình thường, dương vật mềm do thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, ngược lại hiện tượng cương cứng là kết quả của thần kinh phó giao cảm. Nếu hệ thần kinh SNS tổn thương thì tình trạng cương cứng kéo dài hơn 4 tiếng, đây là hiện tượng chứng cương cứng kéo dài.
- Thần kinh do đái tháo đường: Đây là bệnh lý quan trọng có thể gây tử vong ở người bệnh mắc đái tháo đường. Nó xảy ra do sự suy giảm của thần kinh giao cảm làm giảm lưu lượng máu mạch vành cơ tim và sức co bóp của cơ tim cũng bị giảm.
- Tâm thần: Do rối loạn chức năng giao cảm dẫn đến tình trạng bệnh lý tâm thần. Bởi khi tình trạng căng thẳng kéo dài, tín hiệu căng thẳng lan khắp cơ thể dần dần gây hại nghiêm trọng đến cơ thể con người.
- Đau vùng phức hợp: Đây là hội chứng phức tạp và đa dạng do phản ứng bất thường kéo dài của hệ thần kinh giao cảm đối với những cơn đau sau khi chấn thương.
- Thủ thuật cắt dây giao cảm: Đây là một phương pháp can thiệp được thực hiện sâu trong ngực của người bệnh, nơi có một cấu trúc được gọi là chuỗi thần kinh giao cảm chạy dọc theo cột sống. Chuỗi này là một phần của hệ thống thần kinh phụ trách cho các phản ứng “chiến đấu hoặc chạy trốn”. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt hoặc kẹp chuỗi dây thần kinh này. Thủ thuật này được áp dụng để điều trị tình trạng tăng tiết mồ hôi không bình thường, xuất hiện ở lòng bàn tay, mặt, nách và đôi khi ở bàn chân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị các tình trạng như chứng đỏ mặt, một số bệnh mãn tính đau và hội chứng Raynaud.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy nước tiểu đúng cách để xét nghiệm nước tiểu
Nhìn chung, hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh tự chủ. Chúng có ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Bất kỳ sự cố hoặc tổn thương nào đối với hai hệ này đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cụ thể và cần phải được điều trị. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!
Xem thêm:
- Dây thần kinh tủy sống là gì?
- Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đâu?
- Một số lưu ý để tránh chèn ép dây thần kinh thẹn
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể