Bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở đối tượng nữ giới trên 50 tuổi. Bệnh thường gây đau nhức, tê bì chi dưới, làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhận diện và điều trị bệnh sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Bạn đang đọc: Hẹp ống sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị
Tình trạng hẹp ống sống thắt lưng dần trở nên phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây nên. Biểu hiện bệnh thường là những cơn đau nhức chi dưới, kèm tê bì, yếu cơ, ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện, đánh giá mức độ bệnh thông qua kết quả thăm dò hình ảnh.
Contents
Thông tin về tình trạng hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng là gì? Đây là tình trạng xảy ra khi không gian bên trong khoang ống sống bị thu hẹp, từ đó gây áp lực lên rễ thần kinh cùng tủy sống đi qua phần cột sống đó. Hẹp ống sống thắt lưng thường xảy ra do quá trình lão hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc tổn thương cột sống. Bệnh thường tiến triển dần dần theo thời gian.
Phân loại hẹp ống sống thường dựa trên vị trí trên cột sống với vị trí đốt sống cổ và thắt lưng là hai dạng phổ biến nhất. Người bệnh thường xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể lan ra các phần khác của cơ thể. Đau gia tăng khi đứng hoặc đi bộ, giảm khi nằm nghỉ.
Hẹp ống sống thắt lưng gây hạn chế khả năng di chuyển, làm giảm sự linh hoạt và thoải mái trong các hoạt động hàng ngày.
Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc đơn giản như nấu ăn, mua sắm, thậm chí là tự chăm sóc cá nhân. Quản lý tình trạng hẹp ống sống thắt lưng cần một kế hoạch chăm sóc toàn diện, từ việc theo dõi triệu chứng đến việc duy trì hoạt động vận động nhẹ để cải thiện sức khỏe tổng thể.
Biểu hiện hẹp ống sống
Ngoài băn khoăn về câu hỏi “Hẹp ống sống thắt lưng là gì?”, nhiều người quan tâm về cách phát hiện bệnh. Các dấu hiệu hẹp ống sống xuất hiện từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ và vị trí bị hẹp. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi bị hẹp ống sống thắt lưng, cụ thể:
- Đau vùng lưng dưới: Cơn đau có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, từ đau nhức nhối, đau như điện giật đến cảm giác nóng rát. Cơn đau có thể xuất hiện và biến mất không ổn định, thường tăng lên khi người bệnh thực hiện các hoạt động như đứng lâu, đi bộ hoặc khi ngồi xuống. Ngược lại, nghiêng người về phía trước, ngồi hoặc làm những động tác giảm áp lực lên cột sống thường giúp giảm đau tạm thời.
- Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau xuất phát từ mông và lan xuống chân, bàn chân, đặc biệt là theo đường dây thần kinh tọa.
- Chuột rút chi dưới: Cảm giác nặng nề kèm chuột rút có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân. Đây thường là dấu hiệu của sự chèn ép thần kinh, giảm khả năng truyền tải tín hiệu từ não đến cơ.
- Dị cảm: Cảm giác tê bì, ngứa ran như kim châm thường xuất hiện ở mông, chân và bàn chân.
- Yếu cơ chi dưới: Mất sức, yếu cơ chân có thể xuất hiện, đặc biệt là khi làm các hoạt động đòi hỏi sức mạnh như đi bộ dốc hoặc leo lên cầu thang.
- Đại tiểu tiện mất tự chủ: Trong trường hợp hẹp ống sống nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ do ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh trong vùng chậu.
Những biểu hiện này thường là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, cần được xử trí sớm. Ngược lại, nhiều trường hợp hẹp ống sống thắt lưng chỉ phát hiện thông qua phương pháp thăm dò hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) mà không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
Tìm hiểu thêm: Phản xạ Hering Breuer là gì? Những điều cần biết
Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không?
Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không? Việc lựa chọn phương pháp điều trị cùng tiên lượng chữa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng, vị trí hẹp kết hợp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Có nhiều biện pháp tự hỗ trợ và phương pháp điều trị có thể được áp dụng, bao gồm:
- Chườm nóng: Đây là phương pháp cơ bản giúp giảm đau, viêm bằng cách tăng lưu lượng máu, làm thư giãn cơ. Người bệnh cần thận trọng để tránh nguy cơ bỏng da tại vị trí chườm bằng cách thử nhiệt độ nước trước khi áp vào vùng da, thay đổi vị trí chườm sau một khoảng thời gian.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp giúp giảm sưng, đau và viêm. Thực hiện 20 phút/lần, nghỉ 20 phút và thực hiện lại để tránh bỏng lạnh.
- Vận động thể thao phù hợp: Tập luyện có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống, cải thiện sự linh hoạt và khả năng cân bằng. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những bài tập phù hợp với bản thân để tránh làm tổn thương nặng hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh có thể được phối hợp dùng thuốc giãn cơ, giảm đau mạnh hơn theo đơn của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc được hướng dẫn, tránh tự ý tăng liều hoặc sử dụng trong thời gian dài.
- Vật lý trị liệu: Đây là chương trình vận động do chuyên gia vật lý trị liệu xây dựng theo tình trạng cá nhân người bệnh để cải thiện sức mạnh, hỗ trợ sự cân bằng, linh hoạt và ổn định của cột sống.
- Tiêm steroid: Tiêm corticosteroid vào vùng chèn ép thần kinh hoặc vùng xương bị mòn có thể giảm viêm, đau và kích ứng. Thường được thực hiện một số lần hạn chế vì corticosteroid dễ gây suy yếu xương cùng các mô lân cận. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế tại cơ sở đảm bảo chất lượng để tránh biến chứng nhiễm trùng từ vị trí tiêm.
- Phẫu thuật: Can thiệp ngoại khoa thông qua quy trình giải nén thắt lưng có thể giúp điều trị hiệu quả tình trạng hẹp ống sống thắt lưng do sự dày lên của dây chằng ở phía sau của cột sống.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân, các phương pháp trên có thể được kết hợp để tối ưu hóa hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Quan trọng nhất, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Bật mí bị gãy xương có nên ăn thịt bò không?
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin giải đáp thắc mắc “Hẹp ống sống thắt lưng có chữa được không?”. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về bệnh lý này bao gồm nguyên nhân, biểu hiện triệu chứng cũng như những phương pháp chữa trị hẹp ống sống phổ biến hiện nay.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể