Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và lây lan qua đường hô hấp. Khi những người già hoặc những người mắc các bệnh nền bị nhiễm cúm thì tỷ lệ nhập viện và thậm chí là tử vong cao hơn so với những người thường. Cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như biện pháp để phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền.
Bạn đang đọc: Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền
Những người mắc các bệnh mạn tính khi bị nhiễm virus cúm thì sẽ bị nặng hơn, nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng, khả năng tử vong cũng sẽ cao hơn so với những người bình thường khác. Để tránh được những tác động nguy hiểm của bệnh lên những đối tượng này, cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền.
Contents
Tìm hiểu chung về bệnh cúm
Cúm là bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường diễn ra theo mùa. Đặc biệt vào mùa đông, các chủng virus cúm như cúm A H1N1, cúm A H3N2, cúm B, cúm C thường gây bệnh. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người bằng đường hô hấp, thông qua các giọt bắn từ nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi họng khi ho hay hắt hơi, vì vậy bệnh có thể nhanh chóng bùng phát thành ổ dịch.
Virus cúm có khả năng tồn tại trên các bề mặt của đồ dùng hằng ngày mà người bệnh đã tiếp xúc. Vì vậy, thậm chí bạn không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhưng bởi vì vô tình sử dụng các đồ dùng hay chạm tay vào các vật dụng có chứa virus cúm sau đó đưa tay chạm lên mắt, mũi miệng nên bạn cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Sau khi nhiễm virus cúm sau 2 – 4 ngày, người bệnh có thể sẽ bị sốt nhẹ rồi tăng dần mức độ, có thể sốt đến 39 – 40 độ C. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, ớn lạnh, rét run, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và sẽ kéo dài nhiều ngày. Đôi khi người bệnh, đặc biệt là trẻ em có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng trên đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Thông thường, bệnh sẽ diễn tiến nhẹ và sẽ hồi phục sau 2 – 7 ngày tuỳ và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh là trẻ em, người già, người mắc các bệnh nền hoặc người bị suy giảm miễn dịch khi mắc bệnh cúm, bệnh sẽ diễn tiến phức tạp và nặng nề hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Sự nguy hiểm của bệnh cúm đối với người có bệnh nền
Cúm đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh nền như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, hen suyễn, bệnh về gan, phổi… Những người mắc bệnh nền khi bị nhiễm cúm sẽ nguy hiểm hơn nhiều là bởi hệ thống miễn dịch của nhóm đối tượng này tương đối yếu không đủ sức để chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, khi nhiễm cúm có thể vô tình làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh nền hiện tại, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác, cụ thể như sau:
- Cúm mùa có thể là yếu tố thúc đẩy các cơn nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não ở những người bệnh có bệnh nền xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Những đối tượng này có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 10 lần so với người bình thường và có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần.
- Đối với những người mắc bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là hen suyễn thì cúm có thể là nguyên nhân khởi phát các đợt hen cấp, làm cho cơn hen tiến triển nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ bị viêm phổi bội nhiễm, nặng hơn là suy hô hấp và tử vong nhanh chóng. Người bệnh bị nhiễm cúm thì sẽ xuất hiện nhiều chất nhầy ở đường hô hấp, cản trở quá trình thông khí ở phổi, kích hoạt các cơn co thắt phế quản, dẫn đến tình trạng thiếu oxy gây khó thở, tăng nguy cơ nhập viện và thở máy.
- Ở những người mắc đái tháo đường, việc kiểm soát đường là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên nếu vô tình bị nhiễm cúm, virus này sẽ cản trở quá trình kiểm soát đường trong máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê, tỷ lệ nhập viện do các biến chứng liên quan đến cúm cao gấp 6 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với bình thường.
Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc dây rốn là gì? Ưu điểm của việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn
Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền
Cúm có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào, trong đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là:
- Trẻ em;
- Người già;
- Người mắc bệnh nền;
- Người suy giảm miễn dịch;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Biến chứng của bệnh cúm trên những đối tượng mắc bệnh nền là rất nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm cơ tim, co giật, tai biến mạch máu não,… Những biến chứng này nếu không được kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn đến tử vong. Đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh cúm, do đó đây vẫn là một thách thức lớn đối với giới y học. Để bảo vệ sức khỏe khỏi những yếu tố nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng chống hiệu quả.
Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng người bệnh cúm, đặc biệt là người có bệnh nền đó là tiêm phòng vaccine cúm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tiêm vaccine cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 80 – 90%, giảm đến 60% các biến chứng liên quan đến cúm và giảm 70 – 80% tỷ lệ tử vong do cúm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tiêm vaccine cúm giúp giảm nguy cơ đau tim từ 15 – 45%, giảm khoảng 36% nguy cơ bị viêm tai giữa, giảm 33% nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp và giảm khoảng 41% nguy cơ khởi phát các cơn hen ở trẻ em.
>>>>>Xem thêm: 7 bộ phận trên cơ thể ‘tố cáo’ tuổi tác của bạn
Thông thường, mỗi năm các chủng virus cúm thường sẽ thay đổi. Đồng thời lượng kháng thể trong cơ thể cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có sự thay đổi về công thức của vaccine cúm mỗi năm để phù hợp với tình hình dịch tễ của năm đó. Tất cả mọi người, đặc biệt là các đối tượng dễ mắc cúm và người có bệnh nền cần tiêm phòng vaccine cúm càng sớm càng tốt và cần tiêm mũi nhắc lại mỗi năm để duy trì và đảm bảo nồng độ kháng thể đủ cao, chống lại virus cúm xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra còn có một số biện pháp để có thể chủ động phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền, bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc với những nguồn mang bệnh.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học kết hợp luyện tập thể thao vừa sức để nâng cao sức khoẻ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người có bệnh nền, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và được bác sĩ khuyến cáo sử dụng.
- Uống thuốc điều trị bệnh nền đều đặn đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh cúm và tác động của bệnh cúm đối với người bị bệnh nền. Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền cũng như những đối tượng dễ bị nhiễm cúm khác đó là tiêm phòng vaccine hàng năm. Đây là biện pháp an toàn, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả phòng ngừa rất cao. Hãy chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và những người thân yêu xung quanh bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể