Đang ho có tiêm vắc xin được không? Những trường hợp nào cần trì hoãn và chống chỉ định với những người đang mắc bệnh ho? Cần lưu ý gì khi tiêm phòng vắc xin?
Bạn đang đọc: Đang ho có tiêm vắc xin được không và những khuyến cáo an toàn
Tiêm phòng vắc xin là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, liệu khi bạn đang ho có tiêm vắc xin được không? Việc tiêm phòng thời điểm này liệu có khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn?
Contents
Đang ho có tiêm vắc xin được không?
Thực tế, không có đáp án nào chính xác cho câu hỏi đang ho có tiêm vắc xin được không. Để quyết định việc tiêm hay trì hoãn còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng ho.
Nguyên nhân gây ho được chia thành hai loại phổ biến: Do vi khuẩn và do virus. Nếu là do virus, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và phục hồi mà không cần sử dụng kháng sinh. Trường hợp này có thể tiêm phòng bình thường. Ngược lại, nếu bị ho do nhiễm khuẩn, bạn sẽ cần điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới tiến hành tiêm vắc xin.
Vì vậy, trước khi quyết định đang ho có tiêm vắc xin được không, bạn nên đi thăm khám để có kết quả chẩn đoán nguyên nhân bị ho là do đâu. Bên cạnh đó, khi đến trung tâm tiêm phòng, bạn cũng cần thông báo tình trạng với bác sĩ để được khám sàng lọc kỹ càng.
Những trường hợp không nên tiêm phòng
Báo cáo về an toàn tiêm chủng của TS.BS Vũ Minh Điền – Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã quy định rõ về các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng như sau:
Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng
Các trường hợp cần cân nhắc và phải có chỉ định của bác sĩ khi kiêm vắc xin:
- Có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm vắc xin trước cùng thành phần như: Sốt cao trên 39 độ, có kèm co giật hoặc có dấu hiệu màng não, tím tái khó thở.
- Người bị suy giảm miễn dịch (mắc HIV giai đoạn IV, suy giảm miễn dịch nặng, bẩm sinh): Không được tiêm vắc xin giảm độc lực.
- Chống chỉ định tiêm vắc sống giảm động lực cho phụ nữ có thai.
- Những người đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…).
- Người thuộc các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.
Trường hợp trì hoãn tiêm chủng
Các trường hợp sau đây nên trì hoãn lịch tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh:
- Có tình trạng suy chức năng cơ quan.
- Người bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính.
- Thân nhiệt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo tại nách).
- Người đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid (đường tiêm, uống) liều cao (prednisolon 2mg/kg/ngày) và người đang hoặc mới kết thúc đợt hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Có tiền sử phản ứng theo cấp độ tăng dần sau các mũi tiêm trước của cùng loại vắc xin.
- Bị các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính ở phổi, tim,… chưa hoàn toàn ổn định.
- Người vừa sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) thì tạm hoãn vắc xin sống giảm độc lực.
- Người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.
Một số lưu ý về tiêm vắc xin khi bị ho
Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt. Chỉ nên tạm hoãn nếu có các biểu hiện cấp tính vừa và nặng. Bên cạnh đó, cần tiến hành tiêm phòng càng sớm càng tốt khi các biểu hiện này không còn.
Đang ho có tiêm vắc xin được không? Nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm, bạn vẫn nên tiêm phòng. Ví dụ: Tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà dù sau lần tiêm trước đã mắc hội chứng Guillain-Barré .
Tìm hiểu thêm: Nên khám mất ngủ ở đâu Hà Nội và Hồ Chí Minh đảm bảo uy tín, chất lượng?
Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề ho và tiêm phòng
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về vấn đề tiêm phòng khi bị ho mà chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp.
Bị ho kèm sổ mũi thì có được tiêm vắc xin không?
Nếu bị ho, sổ mũi nhẹ và không bị sốt thì bạn vẫn có thể tiêm phòng theo lịch hoặc đợi đến khi cơ thể khỏe mạnh hẳn mới tiêm nếu mũi tiêm không quá trễ.
Bị ho kèm sốt do nhiễm khuẩn làm lỡ lịch tiêm phòng thì có làm giảm hiệu quả vắc xin?
Nếu chẳng may bạn gặp vấn đề về sức khỏe cần trì hoãn tiêm phòng, bạn cũng không cần lo lắng bởi điều này hoàn toàn không làm mất hiệu quả vắc xin. Bạn chỉ cần quan tâm đến hai yếu tố:
- Khoảng cách tối thiểu: Không có quy định về khoảng cách tối đa giữa các lần tiêm nên chỉ cần lưu ý về khoảng cách tối thiểu của 2 mũi tiêm. Vì vậy, nếu bạn bị ho, sốt không thể tiêm theo hẹn thì bạn hoàn toàn có thể tiêm vào thời điểm gần nhất khi sức khỏe đã ổn định.
- Độ tuổi tối thiểu: Mỗi mũi vắc xin đều có sự khuyến cáo và chỉ định về độ tuổi tối thiểu để tránh các rủi ro nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị ốm, ho và không thể đến tiêm phòng đúng độ tuổi cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin.
>>>>>Xem thêm: Thuốc say xe cho bà bầu và những thông tin thú vị mà bạn không nên bỏ qua
Đang uống siro ho có tiêm phòng được không?
Hầu hết thành phần của các loại siro ho đều không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Vì vậy, bạn vẫn có thể tiêm phòng theo lịch. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về tình trạng sức khỏe, xem bản thân có thuộc các trường hợp trì hoãn/chống chỉ định hay không cũng như thông báo với nhân viên y tế cơ sở tiêm chủng về tình hình của mình.
Đang ho có tiêm vắc xin được không? Tóm lại, việc quyết định tiêm hay trì hoãn tiêm chủng hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những đơn vị tiêm chủng uy tín, có nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm để được khám sàng lọc chính xác nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể