Thiếu máu não ở người trẻ có thể gây ra những hệ quả đáng lo ngại cho hoạt động của não bộ. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu bài viết sau để nhận biết các dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ và cách phòng ngừa
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, áp lực công việc và thói quen sinh hoạt không khoa học, việc nhận biết và hiểu rõ về dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ là điều cần thiết để có thể đề phòng và xử lý kịp thời.
Contents
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là một hiện tượng khi lưu lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, gây ra sự thiếu hụt oxy và các dưỡng chất quan trọng cần thiết để đáp ứng nhu cầu hoạt động của não. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng như suy giảm chức năng não, tổn thương tế bào não, suy giảm trí nhớ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng với đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Thông thường, tình trạng thiếu máu não không kéo dài liên tục, mà là một sự rối loạn khu trú nhất thời tại vùng não do liên quan đến các bệnh lý về mạch máu. Tuy tình trạng thiếu máu lên não thường không nghiêm trọng và chỉ xuất hiện tạm thời, phần lớn sẽ tự phục hồi. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng nếu không chú ý và điều trị kịp thời, gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ tuổi
Triệu chứng của bệnh thiếu máu não ở người trẻ có thể dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ thiếu máu não, người bệnh có thể trải qua những dấu hiệu sau:
- Đau đầu: Đau đầu là một biểu hiện phổ biến của thiếu máu não ở người trẻ. Thường bắt đầu bằng cảm giác đau nhói ở một vùng cụ thể, sau đó có thể lan rộng khắp đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Khi mắt bị hoa mắt, cảm giác chóng mặt và rối loạn thăng bằng xảy ra đột ngột trong cơ thể bình thường, điều này đòi hỏi bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Đây có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý, bao gồm cả thiếu máu lên não. Đồng thời, cảm giác này thường đi kèm với hội chứng tiền đình, buồn nôn và nôn mửa.
- Rối loạn thị giác: Bệnh nhân có thể trải qua thay đổi trong thị lực hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Nhìn đôi (song thị): Hiện tượng này xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không thể nhìn cùng một hướng. Khi đó, cả hai hình ảnh khác nhau được gửi đến não để xử lý, dẫn đến việc bệnh nhân nhìn thấy hai hình ảnh cùng lúc.
- Mất cảm giác cơ thể: Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu não, người bệnh có thể mất cảm giác ở một bên hoặc cả hai bên cơ thể. Biểu hiện này có thể bao gồm mất cảm giác hoặc tê bì ở chân, tay.
Ngoài ra, bệnh thiếu máu não ở người trẻ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như suy nhược cơ thể, ù tai, giảm thính lực, mất/giảm ý thức, mất phương hướng thường xuyên hoặc nhầm lẫn trong việc đơn giản hằng ngày, rung giật nhãn cầu, suy giảm khả năng phối hợp và duy trì thăng bằng, khó khăn trong việc nói chuyện, và đột ngột bị nói lắp bắp…
Nguyên nhân thiếu máu não ở người trẻ
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não ở người trẻ có thể là do một số bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, hạ huyết áp, rối loạn đông máu, béo phì, tiểu đường và thoái hóa đốt sống cổ. Tùy thuộc vào sự phát triển của từng bệnh lý, thiếu máu não có thể do hình thành cục máu đông trong các nhóm động mạch lớn (gây thiếu máu não do huyết khối) hoặc do cục máu đông từ các vị trí khác nhau di chuyển đến não gây tắc mạch (gây thiếu máu não do thuyên tắc) hoặc do sự suy giảm lưu lượng máu lên não (gây thiếu máu não huyết động).
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật nối vị tràng
Ngoài ra, thiếu máu não ở người trẻ cũng có thể do những thói quen sinh hoạt không khoa học như ít vận động, thức khuya, căng thẳng kéo dài, lạm dụng chất kích thích, ăn uống không cân bằng và thiếu chất, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hoặc làm việc quá lâu trên máy tính. Những yếu tố này gây rối loạn quá trình trao đổi chất, tạo ra nhiều gốc tự do, làm tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và các cấu trúc tế bào trong mạch máu. Đồng thời, chúng cũng góp phần hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông, làm giảm lưu lượng máu lên não, gây thiếu máu não ở người trẻ.
Cách phòng ngừa thiếu máu não cho người trẻ
Dưới đây là một số phương pháp cơ bản giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu não ở người trẻ tuổi:
- Duy trì một chế độ tập luyện và thể thao phù hợp với cơ địa cá nhân và sức khỏe. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện sự cung cấp máu đến não.
- Tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ dinh dưỡng và cân bằng chất. Tránh thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh. Ngoài ra, có thể bổ sung các chất chống oxy hóa từ các nguồn tự nhiên như quả việt quất (blueberry) và bạch quả (ginkgo biloba) để giúp bảo vệ não khỏi tổn thương gốc tự do và cải thiện tuần hoàn máu não.
- Giải tỏa căng thẳng và tránh áp lực trong thời gian dài. Các phương pháp như yoga, thiền định và các hoạt động giải trí có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.
- Thiết lập thói quen sống lành mạnh và duy trì giấc ngủ điều độ. Việc có một lịch trình sinh hoạt khoa học và điều độ giúp duy trì sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ thiếu máu não.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe và tiến hành các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra bệnh thiếu máu não ở người trẻ.
>>>>>Xem thêm: 4 bước nhanh gọn giúp bạn tút lại nhan sắc sau một tuần mệt mỏi
Trong cuộc sống đầy thách thức hiện nay, việc nhận biết các dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ là vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng ta có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế và điều trị kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe não bộ của chúng ta.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể