Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ gây biến chứng nặng nề ngay ở lần đầu tiên. Đột quỵ lần 2 còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Kenshin sẽ trang bị cho bạn kiến thức về dấu hiệu, triệu chứng cũng như cách điều trị.
Bạn đang đọc: Đột quỵ lần 2: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa tái phát
Khi cơn đột quỵ tái phát trở lại, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi cơn đột quỵ xảy ra, não bộ sẽ tổn thương và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Bài viết này sẽ gửi đến cho bạn cái nhìn tổng quan về nguyên nhân, dấu hiệu, độ nguy hiểm của đột quỵ lần 2 và cách phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Contents
Đột quỵ lần 2 do nguyên nhân gì?
Tai biến mạch máu não lần 2 xảy ra với người đã từng trải qua một đợt đột quỵ trước đó, nguy cơ cao nhất trong vòng 2 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát đột quỵ lần 2 trong vòng 3 tháng, thậm chí là 1 năm sau lần đột quỵ đầu tiên.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ lần 2 có thể là do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết não. Nguyên nhân của cơn tai biến mạch máu não lần 2 cũng tương tự như lần đầu tiên:
- Huyết áp cao không được kiểm soát khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.
- Cholesterol cao khiến mảng bám tích tụ nhiều trong động mạch làm lưu lượng máu lên não và các bộ phận khác của cơ thể giảm.
- Bệnh đái tháo đường và lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Hút thuốc lá khiến các hóa chất trong thuốc làm đặc máu, mảng bám tăng khả năng tích tụ trong động mạch.
- Béo phì dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
- Các bất thường về tim như rung tâm nhĩ gây nguy cơ hình thành cục máu đông di chuyển đến não gây tái phát đột quỵ.
Tuy vậy, vẫn có trường hợp nguyên nhân tái phát đột quỵ không giống lần đầu tiên. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có.
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị đột quỵ lần thứ 2
Các triệu chứng của đột quỵ tái phát khá giống với lần đầu tiên, chúng bao gồm:
- Khó nói, khó phát âm và hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nói hoặc nghe hiểu người khác nói. Người bệnh có thể nói không mạch lạc, rõ ràng hoặc không thể nói gì cả.
- Mất cảm giác hoặc bị yếu ở một phần cơ thể: Xảy ra ở mặt, tay chân hoặc toàn bộ một bên cơ thể. Khi được yêu cầu giơ 2 tay cao khỏi đầu, một tay của người bệnh sẽ lập tức rơi xuống. Tình trạng yếu một bên có thể gây méo mặt, 2 bên khuôn mặt bất đối xứng.
- Khó điều chỉnh cử động, mất thăng bằng: Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đứng, có cảm giác chóng mặt, mất cân bằng.
- Thị lực suy giảm: Bệnh nhân không nhìn rõ, mất thị lực với 1 hoặc cả 2 mắt, nhìn đôi…
- Đầu đau dữ dội: Cơn đau đầu đột ngột, bất thường, mạnh mẽ mà không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Khi thấy bản thân hoặc người xung quanh có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn hãy ngay lập tức gọi cấp cứu. Mỗi giây phải đối mặt với cơn đột quỵ đều hết sức quan trọng và cần can thiệp kịp thời trong thời gian vàng để giảm thiểu tổn thương não ở mức thấp nhất, cải thiện triệt để kết quả điều trị.
Đột quỵ lần 2 có nguy hiểm không? Hồi phục được không?
Cơn đột quỵ gây mất oxy đi nuôi các tế bào não, làm tổn thương đáng kể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng thần kinh của người bệnh. Nếu cơn đột quỵ tái phát thì các tổn thương sẽ tăng lên, nguy cơ tàn tật và tử vong cũng tăng mạnh.
Ở lần đột quỵ thứ 2, các tế bào não sẽ tổn thương nhiều hơn. Dù có được đưa đến bệnh viện kịp thời thì bệnh nhân cũng có nguy cơ di chứng sau đột quỵ cao hơn so với lần đầu. Điều đáng mừng là người bị tai biến mạch máu não lần 2 vẫn có khả năng hồi phục. Tỉ lệ phục hồi ở lần 2 này còn tùy thuộc vào một số yếu tố như:
- Mức độ nghiêm trọng ở lần đột quỵ tái phát.
- Vị trí của cơn đột quỵ thứ 2, nếu xảy ra trùng với lần đầu tiên thì khả năng phục hồi thấp hơn.
- Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
- Khả năng đáp ứng điều trị và tuân thủ các phương pháp điều trị sau đột quỵ.
Thường thì bệnh nhân bị đột quỵ lần 2 có khả năng phục hồi kém hơn so với lần đầu. Nguyên nhân là do não bị tổn thương nhiều hơn dẫn đến việc phục hồi sẽ khó khăn hơn. Mặc dù vậy, đã có nhiều người bị tai biến mạch máu não lần 2 vẫn cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ sự chăm sóc y tế và phục hồi thích hợp.
Để cải thiện sức khỏe sau lần tai biến mạch máu não thứ 2, bạn nên:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị và phục hồi từ bác sĩ.
- Tham gia đầy đủ các buổi phục hồi chức năng.
- Có lối sống khoa học, ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên vận động, kiểm soát huyết áp và cholesterol, ngủ đủ giấc, bỏ hút thuốc lá…
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em
Người bị đột quỵ tái phát lần 2 đối mặt với nhiều cản trở trong quá trình điều trị và hồi phục. Thêm vào đó, tâm lý lo sợ tái phát đột quỵ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Vì thế, gia đình và người xung quanh cần hỗ trợ, an ủi, động viên bệnh nhân trong thời gian điều trị.
Biện pháp phòng ngừa tái phát đột quỵ
Người bệnh có thể ngăn ngừa 80% nguy cơ tái phát đột quỵ bằng thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, kiểm soát cholesterol và huyết áp. Bạn hãy tham khảo những nguyên tắc phòng ngừa đột quỵ lần 2 dưới đây:
- Kiểm soát huyết áp: Sử dụng thuốc giảm huyết áp theo chỉ định của bác sĩ hoặc điều chỉnh lối sống.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Thay đổi chế độ vận động, ăn uống và uống thuốc để kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bỏ hút thuốc lá: Các hóa chất trong thuốc lá gây hình thành mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Giảm cholesterol xấu: Xây dựng chế độ ăn uống giàu rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, giảm ăn thực phẩm có chứa chất béo bão hòa.
- Tập thể dục đều đặn: Việc vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm đột quỵ.
- Kiểm soát cân nặng.
- Hạn chế dùng rượu bia cùng đồ uống có cồn.
- Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và điều trị chứng rối loạn nhịp tim, dùng thuốc đều đặn nếu được bác sĩ chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Định lượng glucose máu dùng để làm gì? Mức glucose máu bình thường là bao nhiêu?
Tai biến mạch máu não lần 2 diễn ra nặng hay nhẹ còn phụ thuộc phần lớn vào quá trình xử lý, phòng ngừa và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh ở lần đầu tiên. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về đột quỵ lần 2. Bạn đừng nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe để điều trị ngay từ lần đầu tiên nhằm hạn chế tối đa biến chứng gây tái phát đột quỵ nhé!
Xem thêm:
- Đột quỵ tái phát: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đột quỵ nuốt lưỡi: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp sơ cứu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể