Bất kỳ đối tượng nào thuộc độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị đau buốt cơ khu vực cổ dưới gáy gây khó chịu. Kenshin sẽ gửi đến bạn kiến thức về tình trạng đau buốt cơ ở cổ dưới gáy chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh.
Bạn đang đọc: Đau buốt cơ ở cổ dưới gáy do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Đối với nhiều người, đau cổ vai gáy khiến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động, tâm sinh lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này khá phổ biến và xảy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh đau buốt cơ ở cổ dưới gáy cùng biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Contents
Nguyên nhân gây đau buốt cơ ở cổ dưới gáy
Đau cơ vùng cổ là cơn đau tồi tệ, gây tàn tật đứng thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơn đau cũng tập trung ở cổ mà còn lan ra các bộ phận khác, thậm chí là đau đầu. Người trung niên hoặc bệnh nhân có tiền sử gia đình bị đau cổ có xu hướng bị đau phổ biến. Các nguyên nhân gây đau buốt cơ ở cổ dưới gáy khá đa dạng, chẳng hạn như:
Tai nạn và thương tật
Có 2 tình trạng về tai nạn và thương tật gây đau buốt cơ vùng cổ dưới gáy là:
- Chấn thương sau tai nạn: Bệnh nhân sau tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động có di chứng sau điều trị. Họ sẽ đau buốt ở cổ hoặc cổ vai gáy. Cơn đau diễn ra âm ỉ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Một dây thần kinh bị chèn ép có thể gây nên cơn đau lan từ sau mắt, đầu, hàm đến cánh tay. Một nguyên nhân phổ biến làm dây thần kinh chèn ép là thoát vị đĩa đệm, kế đó là do gãy xương.
Một số bệnh về khớp
Các bệnh liên quan đến khớp bao gồm:
- Thoái hóa khớp: Xảy ra ở khớp xương sống với tên gọi là thoái hóa đốt sống. Sự lão hóa và hao mòn tạo nên gai xương chèn ép đốt sống và các rễ thần kinh ở cổ.
- Các dạng viêm khớp khác: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên, viêm khớp vảy nến gây ảnh hưởng đến cột sống cổ. Cơn viêm mãn tính vùng cổ khiến các khớp cho phép cử động ở cổ bị tổn thương.
Những vấn đề về lối sống, tuổi tác
Thói quen sinh hoạt do ngồi gù lưng, kê gối quá cao khi ngủ, ngồi không đúng tư thế, ngồi máy tính quá lâu… làm thay đổi cấu trúc xương vùng vai gáy. Lâu dần, tình trạng này gây nên cơn đau buốt cơ ở cổ dưới gáy. Bên cạnh đó, sự căng thẳng quá mức trong thời gian dài làm siết chặt cơ di chuyển cổ gây đau cơ cổ. Cuối cùng, tuổi tác làm suy giảm chức năng và thoái hóa hệ thống xương khớp cũng là nguyên nhân phổ biến làm đau buốt cơ cổ gáy.
Các triệu chứng khi bị đau cơ cổ dưới gáy
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng đau buốt cơ ở cổ dưới gáy bao gồm:
- Cứng cơ cổ: Cơ sau đầu hoặc nút cơ ở cổ căng cứng, có thể lan xuống vai, lưng, cánh tay.
- Đau đầu: Cơn đau ở vùng chẩm sau da đầu, có thể kéo dài đến đỉnh đầu.
- Đau hoặc yếu lan xuống cánh tay: Nguyên nhân do mỏi cơ hoặc dây thần kinh bị chèn ép, thường dọc theo các rễ thần kinh cụ thể.
- Khả năng vận động cổ bị mất: Người bệnh quay đầu hoặc cổ không dễ dàng.
- Có cảm giác cánh tay tê hoặc ngứa ran, nguyên nhân do dây thần kinh cột sống bị chèn ép hoặc dây thần kinh phân nhánh đi qua cơ bị căng hoặc viêm.
Tìm hiểu thêm: Phục hồi tóc có làm tóc thẳng ra không? Bí quyết giúp tóc suôn mượt
Phương pháp điều trị đau cơ ở cổ dưới gáy
Nếu cơn đau buốt cơ ở cổ dưới gáy xảy ra từ 2 tuần trở lên, bệnh nhân hãy đến bác sĩ để thăm khám, đánh giá và điều trị. Phương pháp điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian mà người bệnh gặp phải. Những cách điều trị phổ biến được bác sĩ áp dụng là:
- Dùng thuốc: Thuốc giảm đau cổ như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như naproxen, ibuprofen, acetaminophen (Tylenol), thuốc bôi ngoài da, miếng dán giảm đau. Cơn đau cổ có nguồn gốc thoái hóa không thể được chữa khỏi bằng thuốc nhưng có mục đích kiểm soát cơn đau.
- Thuốc giảm đau dạng tiêm: Tiêm thuốc giảm đau vào khớp hoặc dây thần kinh bị ảnh hưởng. Thuốc có thể là tiêm steroid ngoài màng cứng, tiêm điểm kích hoạt, tiêm botox.
- Biện pháp can thiệp: Cắt bỏ hoặc đốt cháy dây thần kinh gần khớp cổ có tác dụng giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
- Châm cứu: Giúp đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu một cách hiệu quả.
- Thảo dược: Dùng thảo dược tại chỗ, ví dụ như kem capsaicin, thuốc có thành phần vỏ cây liễu trắng, cây vuốt quỷ được dùng phổ biến giúp giảm đau, giảm viêm, giảm cơn đau tạm thời khi thoa lên da.
- Xoa bóp: Cơn đau do chấn thương, căng thẳng, ngồi sai tư thế có thể được massage để giải phóng cơ bị căng, giảm đau, giảm viêm.
- Yoga và pilate: Thực hành các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi, cải thiện cân bằng, giảm căng thẳng cho cơn đau cổ do căng cơ hoặc yếu cơ lõi.
- Chăm sóc thần kinh cột sống: Người bệnh được chuyên gia nắn khớp xương điều chỉnh cột sống cổ nhằm nới lỏng khớp đốt sống cổ, giảm đau do cơ thắt cơ và chèn ép dây thần kinh.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường, kéo căng cổ nhằm giúp giảm đau và cứng cơ.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để cân bằng các hormone một cách tự nhiên
Biện pháp phòng ngừa đau cơ ở cổ dưới gáy
Bạn có thể phòng ngừa cơ cổ không bị căng hoặc căng thẳng bằng cách có thói quen lành mạnh. Chẳng hạn như, dành thời gian nghỉ giải lao trong ngày thay vì ngồi cả ngày trước màn hình máy tính. Nếu cơn đau có xu hướng tăng vào cuối ngày, bạn cần xem xét lại tư thế xem mình có ngồi thẳng hay không, có ngồi với tư thế chân đặt phẳng trên sàn không. Trong trường hợp cơn đau tăng vào buổi sáng, bạn hãy xem lại tư thế ngủ và chiều cao của gối nằm. Bạn nên dùng một chiếc gối nhằm hỗ trợ cổ và giữ cổ luôn thẳng. Ngoài ra, bạn không nên nằm sấp ngủ để cổ không bị vẹo.
Người bệnh có thể giảm đau cổ tại nhà bằng phương pháp chườm đá và chườm nóng: 20 phút chườm nóng, 20 phút chườm đá. Cuối cùng, nghỉ ngơi vài ngày sau các hoạt động gắng sức sẽ giúp cơ cổ của bạn được thư giãn.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức về tình trạng đau buốt cơ ở cổ dưới gáy. Nếu các dấu hiệu có xu hướng ngày một tăng và những phương pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn hãy nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám để được xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách nhé!
Xem thêm:
Nguyên nhân bị cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy
Bị căng cơ bắp chân khi ngủ là do đâu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể