Ung thư và quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị,.. đều gây nên những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Sau các quá trình điều trị, thực đơn cho người xạ trị cũng là một vấn đề cần lưu ý.
Bạn đang đọc: Xây dựng thực đơn cho người xạ trị nhanh phục hồi sức khỏe
Một chế độ ăn uống khi điều trị xạ trị như thế nào để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng với ít tác dụng phụ. Liệu pháp xạ trị có thể thay đổi cách chấp nhận một số loại thực phẩm và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân xạ trị sẽ có phản ứng khác nhau với việc điều trị. Bài viết sau sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên trong việc xây dựng thực đơn cho người xạ trị để bệnh nhân không cảm thấy quá mệt mỏi.
Contents
Lý do tại sao cần xây dựng thực đơn cho người xạ trị?
Hầu hết bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư đều trải qua cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn,… dẫn đến tình trạng kém hấp thụ dưỡng chất, lâu ngày sẽ suy nhược cơ thể. Mức độ ảnh hưởng của quá trình xạ trị đến thể chất của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Để luôn duy trì thể trạng khỏe mạnh và cũng tăng hiệu quả trong việc điều trị, xây dựng thực đơn cho người xạ trị là một điều rất quan trọng vì cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bệnh nhân sống khỏe.
Vì theo các chuyên gia trong lĩnh vực, hơn 50% bệnh nhân bị sụt cân trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Vì thế, những bệnh nhân này có nguy cơ bị sụt cân nhanh trong quá trình điều trị và lâu ngày sẽ gây suy nhược cơ thể. Ngoài ra, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ bằng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp quá trình xạ trị đạt hiệu quả tối ưu.
Làm thế nào để xây dựng thực đơn cho người xạ trị tốt nhất?
Bổ sung protein, tăng cường calo, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ đều là những yếu tố cần thiết trong quá trình lên thực đơn cho người xạ trị. Dưới đây là một số cách tham khảo trong việc lên thực đơn cho người xạ trị:
Tìm hiểu, lập kế hoạch và chuẩn bị các thực phẩm phù hợp với nhu cầu
Trước tiên, cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp nhất với tình trạng bệnh và những vấn đề bệnh nhân ung thư đang gặp phải trong quá trình điều trị. Tiếp đến, một kế hoạch ăn uống chi tiết với chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn kiểm soát và tránh sử dụng những các loại thực phẩm có hại trong quá trình xạ trị. Người bệnh cần đảm bảo đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết trong một ngày:
- Protein: 60 – 70g/ngày;
- Chất xơ: 20 – 30g/ngày;
- Tinh bột: 290 – 370g/ngày;
- Chất béo: 25 – 35g/ngày.
Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu hay các loại hạt. Lựa chọn tiêu thụ axit béo giàu omega-3 có trong các loại cá như cá hồi, cá trích,… thay cho loại thịt đỏ cũng giúp thực đơn cho người xạ trị thêm lành mạnh.
Ăn những bữa ăn nhiều dinh dưỡng
Các loại rau và trái cây: Rau và trái cây có công dụng chính trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị. Lưu ý, nên ưu tiên làm mềm rau củ nếu gặp khó khăn trong quá trình nhai, nuốt của bệnh nhân.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào, gồm protein (tác dụng tạo ra tế bào mới), canxi và vitamin D (giảm thiểu loãng xương, chảy máu chân răng khi điều trị), vitamin B (tăng cường hấp thụ năng lượng và giúp tế bào phát triển). Lưu ý, nên sử dụng loại không béo hoặc ít béo (1%).
Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, đạm thực vật và các chất chống oxy hoá. Theo các nghiên cứu, ngũ cốc nguyên hạt được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ tử vong do ung thư lên tới 12% (đặc biệt với ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản).
Protein: Vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào mới của cơ thể. Do đó, hấp thu đủ lượng cần thiết sẽ giúp cơ thể người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi sau xạ trị.
Chế độ ăn uống nên chia làm nhiều bữa nhỏ
Quá trình xạ trị sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn với hệ tiêu hóa nên việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp hệ tiêu hoá làm việc dễ dàng. Có thể chia 8 – 10 bữa nhỏ hàng ngày, mỗi bữa cần đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ngoài ra cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể với từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Người xạ trị cần hạn chế những thực phẩm nào?
Các thực phẩm nặng mùi, khô, cứng
Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng phụ đặc trưng của xạ trị. Lúc này, người xạ trị sẽ đặc biệt nhạy cảm với thực phẩm có mùi, có tình trạng khô miệng khó nuốt. Việc ngửi và sử dụng những thực phẩm có mùi, khô và cứng sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, khó chịu và dẫn tới nôn mửa. Vì vậy, khi chế biến nên làm mềm thực phẩm và hạn chế việc tạo mùi với các món ăn.
Đồ uống có cồn và các chất kích thích
Đồ uống có cồn và các chất kích thích là tác nhân hàng đầu làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Nguyên nhân chính vì ethanol (trong rượu bia) có khả năng chuyển hóa thành acetaldehyde, là hợp chất làm ảnh hưởng đến DNA và cản trở các tế bào tái tạo và phục hồi. Vì vậy, cần tuyệt đối tránh xa các đồ uống có cồn và chất kích thích để quá trình xạ trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Thực phẩm cay nóng
Sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ làm kích thích niêm mạc miệng, dạ dày và ruột dễ gây các triệu chứng rối loạn tiêu hoá từ đó sẽ làm tăng thêm những tác dụng trên hệ tiêu hóa của quá trình xạ trị khiến người bệnh khó chịu, chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý trong thực đơn cho người xạ trị
Người bệnh ung thư luôn cần đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, những tác dụng phụ trong quá trình điều trị khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh ăn uống dễ dàng mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết:
- Nhai chậm: Giúp tiêu hoá hiệu quả, đồng thời, kích thích tiết nước bọt, hạn chế tình trạng khô miệng.
- Đa dạng món ăn và đa dạng dưỡng chất: Tránh gây cảm giác nhàm chán và biếng ăn. Đặc biệt, nên kết hợp với nhiều đồ ăn kèm khác nhau sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng và có nhiều sự lựa chọn hơn trong bữa ăn.
- Lựa chọn các thức uống giàu calo và lành mạnh: Lựa chọn các thức uống như sữa đậu nành, sữa hạt điều, sữa hạt sen, sữa bí đỏ,…
>>>>>Xem thêm: Quy trình thực hiện xét nghiệm FNA tuyến giáp
Trên đây là cách xây dựng
thực đơn cho người xạ trị để có một chế độ ăn phù hợp và khoa học. Bệnh nhân sau điều trị ung thư cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng, vận động để cải thiện kết quả điều trị, giảm nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian ổn định bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể