Quá phát cuốn mũi là một căn bệnh khó chịu trong thời gian dài, gây ra tình trạng khó thở và nghẹt mũi. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới các bệnh khác như đau đầu, viêm xoang và một số bệnh khác.
Bạn đang đọc: Quá phát cuốn mũi là gì? Triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Quá phát cuốn mũi thường hay bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng hay cảm thông thường, vậy để tìm hiểu thêm các thông tin cần biết về căn bệnh này cũng như chẩn đoán và điều trị cùng theo dõi bài viết dưới sau đây của Kenshin nhé.
Contents
Bệnh quá phát cuốn mũi là gì?
Để mô tả rõ hơn về bệnh quá phát cuốn mũi, đây là tình trạng khi cuốn mũi mở rộng hoặc phát triển quá mức, có thể do tăng sưng của niêm mạc mũi hoặc do các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc xương và mô trong khu vực mũi. Quá trình này có thể làm tăng khó khăn khi thở do hạn chế lưu lượng không khí qua mũi.
Quá phát cuốn mũi là một trong những triệu chứng của viêm mũi kéo dài dẫn đến niêm mạc trong mũi trở nên sưng, có thể do nhiễm trùng hoặc kích thích khác. Nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh quá phát cuốn mũi như:
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn hoặc virus có thể gây ra nhiễm trùng trong niêm mạc mũi, dẫn đến viêm mũi kéo dài.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng là một nguyên nhân phổ biến của viêm mũi kéo dài. Tiếp xúc với các xúc tác gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc có thể kích thích phản ứng dị ứng và dẫn đến sưng niêm mạc mũi.
- Kích thích hóa học hoặc môi trường: Tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, hóa chất trong môi trường làm tăng nguy cơ phát triển viêm mũi kéo dài.
- Yếu tố di truyền: Một số người có yếu tố di truyền, nghĩa là có khả năng cao hơn để phát triển viêm mũi kéo dài nếu trong gia đình có người khác cũng mắc bệnh này.
Triệu chứng quá phát cuốn mũi
Các triệu chứng của quá phát cuốn mũi có thể gây khó khăn trong việc thở và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng thường gặp của quá phát cuốn mũi như:
- Khó thở: Sự mở rộng hoặc phát triển quá mức của cuốn mũi có thể làm hạn chế lưu lượng không khí qua mũi, gây khó thở.
- Tắc nghẽn ở hai bên mũi: Cuốn mũi có thể trở nên phình lên và tắc nghẽn, làm giảm khả năng lưu thông không khí.
- Nghẹt mũi: Niêm mạc mũi sưng lên có thể làm tăng tiết chất nhầy và gây cảm giác nghẹt mũi.
- Nghẹt mũi khi nằm: Triệu chứng này thường trở nên rõ ràng khi người bệnh nằm xuống, vì sự sưng tăng có thể làm tăng áp lực trong mũi.
- Thở nặng tiếng hoặc thở bằng miệng khi ngủ: Do khó khăn trong việc thở qua mũi, người bệnh có thể thở bằng miệng khi ngủ, gây ra âm thanh ồn ào.
- Tăng tiết nước mũi: Sự sưng và kích thích của cuốn mũi có thể làm tăng tiết nước mũi, làm cho người bệnh phải lau mũi thường xuyên.
Những triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn hoặc ai đó trải qua những triệu chứng này, nên thăm bác sĩ để được đánh giá và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi phối hợp kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Chẩn đoán và điều trị bệnh quá phát cuốn mũi
Để chuẩn đoán được bệnh quá phát cuốn mũi, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử các triệu chứng, thời gian xuất hiện và cường độ xuất hiện, xem xét vùng mũi để xác định sự sưng và tình trạng của cuốn mũi. Bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi mũi để xem kỹ hơn vùng mũi và đánh giá tình trạng của cuốn mũi. Trong một số trường hợp nặng, chụp CT sẽ được yêu cầu để xem chi tiết hơn về cấu trúc xương và mô trong khu vực mũi giúp xác định những vấn đề như sưng niêm mạc, thay đổi cấu trúc xương, hoặc các vấn đề cấu trúc khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng dị ứng có thể là một nguyên nhân, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm dị ứng nhất định để xác định những chất gây dị ứng.
Dựa vào kết quả của những phương pháp trên, tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, một số phương pháp điều trị hiện hành như:
Điều trị bằng thuốc:
- Nước muối xịt mũi hoặc rửa mũi: Đối với tình trạng viêm nhẹ, thời gian đầu. Rửa kỹ bằng nước giúp giảm sưng và làm ẩm niêm mạc mũi.
- Thuốc xịt mũi kháng histamin: Giảm sưng và triệu chứng dị ứng.
- Thuốc xịt mũi steroid: Giảm viêm và sưng, giúp cải thiện lưu thông không khí.
- Liệu pháp miễn dịch dị ứng: Có thể bao gồm việc sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc tiêm thuốc dị ứng.
Lưu ý đối thuốc xịt thông mũi (như Oxymetazoline) chỉ được sử dụng ngắn hạn, không nên sử dụng lâu dài vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng khi dùng thời gian dài và có thể gây nghiện.
Phẫu thuật:
Mục tiêu chính của phẫu thuật là giảm kích thước của cuốn mũi, cải thiện luồng không khí qua mũi và duy trì chức năng của cuốn mũi. Có nhiều hình thức phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể của bệnh nhân. Quy trình phổ biến nhất là phẫu thuật tạo hình vách ngăn để giải quyết tình trạng lệch vách ngăn mũi.
>>>>>Xem thêm: Đừng nhầm lẫn giữa u cột sống với thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật có thể được thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và quyết định của bác sĩ. Có thể thực hiện như một thủ thuật ngoại trú, không yêu cầu việc nằm viện trong thời gian dài. Phẫu thuật thông qua lỗ mũi không gây bầm tím hoặc sẹo bên ngoài mũi.
- Cắt bỏ xương cuốn dưới (ITBR): Loại bỏ một phần xương cuốn mũi dưới để cải thiện lưu thông không khí.
- Cắt một phần cuốn mũi dưới (PIT): Loại bỏ mô mềm của cuốn mũi dưới để giảm sưng và mở rộng lưu thông không khí.
- Đốt điện niêm mạc cuốn mũi (SMD): Sử dụng năng lượng nhiệt để thu nhỏ mô mềm bên trong cuốn mũi.
Quá phát cuốn mũi nên được điều trị sớm để giảm cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như tránh các biến chứng về sau. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như viêm mũi, nghẹt mũi kéo dài, tốt nhất nên gặp bác sĩ tư vấn để được đưa ra phương án điều trị sớm và tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể