Rối loạn nhịp nhanh và những điều cần biết

Rối loạn nhịp nhanh là tình trạng tim đập quá nhanh, có thể do cơ chế tạo nhịp tim bị trục trặc và cần được chẩn đoán và can thiệp sớm. Dưới đây là những thông tin tổng quan về rối loạn nhịp nhanh mà các bạn có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Rối loạn nhịp nhanh và những điều cần biết

Rối loạn nhịp nhanh có thể gây nên các tình trạng như hụt hơi, đau nhói ở vùng ngực… Rối loạn nhịp nhanh xảy ra là do một số nguyên nhân như sử dụng các chất kích thích, caffein, mất cân bằng các chất điện giải trong máu…

Rối loạn nhịp nhanh là gì?

Rối loạn nhịp nhanh là thuật ngữ chỉ nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, nhịp tim bình thường là 60 đến 100 nhịp/phút. Tình trạng này đôi khi là phản ứng của cơ thể khi vận động, cảm thấy lo lắng hoặc hưng phấn. Nhịp tim nhanh là một tình trạng bất thường nếu nguyên nhân không phải do tập thể dục hoặc cảm xúc.

roi-loan-nhip-nhanh-va-nhung-dieu-can-biet 1.webp

Rối loạn nhịp nhanh là thuật ngữ chỉ nhịp tim đập nhanh hơn bình thường

Không chỉ có một dạng rối loạn nhịp tim nhanh mà thay vào đó có nhiều loại khác nhau biểu thị các vấn đề về dẫn truyền điện của tim.

Rung nhĩ

Thông thường, tim hoạt động nhờ vào nhịp đập được tạo ra bởi nút xoang, máy tạo nhịp tim chính. Khi rung nhĩ xảy ra, nhịp tim không còn được điều khiển bởi nhịp xoang mà bởi một bộ tạo nhịp không được kiểm soát trong tâm nhĩ. Nếu bạn bị rung nhĩ, chu kỳ hoạt động điện bình thường trong tim bị gián đoạn, gây ra nhịp tim nhanh, hỗn loạn và lưu lượng máu kém từ tâm nhĩ đến các khoang dưới của tim.

Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ xảy ra khi nhịp tim không còn được chỉ huy bởi nhịp xoang mà bằng các vòng điện khép kín trong tâm nhĩ. Trong cuồng nhĩ, nhịp tim có thể bình thường hoặc nhanh, đều hoặc không đều. Nút xoang nhĩ đập trung bình 60 đến 100 nhịp/phút khi nghỉ, nhưng cuồng nhĩ khiến tâm nhĩ và tâm thất của tim đập 250 đến 350 nhịp/phút. Điều này sẽ làm cho khoang dưới cũng đập nhanh hơn, thường lên tới 150 nhịp/phút hoặc hơn thế nữa.

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất là một triệu chứng rối loạn nhịp tim gây ra bởi các tín hiệu điện ở buồng dưới của tim. Khi tình trạng nhịp nhanh thất xảy ra, tim bị đập quá nhanh và không thể bơm đủ máu đi nuôi khắp cơ thể. Tình trạng này thường ảnh hưởng xấu đến những ai mắc bệnh tim.

Bệnh có thể không gây ra những triệu chứng rõ ràng nhưng có thể làm người mắc phải chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu. Nhịp nhanh thất có thể gây ra huyết áp thấp và rung thất, tình trạng tim đập quá nhanh, không đều sẽ khiến tim ngừng hoạt động, có thể dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu thêm: Ù tai dấu hiệu ung thư: Cách nhận biết và điều trị

roi-loan-nhip-nhanh-va-nhung-dieu-can-biet 2.webp
Nhịp nhanh thất có thể làm người bệnh chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu

Nhịp nhanh trên thất

Nhịp tim nhanh trên thất có nghĩa là nhịp tim đập nhanh bất thường. Trong một đợt nhịp nhanh trên thất, tim đập khoảng 150 đến 220 nhịp mỗi phút, nhưng đôi khi nó đập nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Rung thất

Rung tâm thất là tình trạng rối loạn nhịp nhanh, là tình trạng khẩn cấp cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Rung thất là khi các buồng dưới của tim rung lên hoặc co giật thay vì co bóp bình thường, khiến máu ngừng chảy, khiến bệnh nhân bất tỉnh, ngừng tim, thậm chí tử vong chỉ sau vài phút nếu không được cấp cứu ngay lập tức. Ngừng tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm một nửa số ca tử vong do bệnh tim.

Một vài triệu chứng rối loạn nhịp nhanh thường gặp

Khi tim đập quá nhanh, máu không thể được bơm đầy đủ đến các cơ quan trong cơ thể. Kết quả là các cơ quan và mô sẽ không được nhận đủ oxy. Nhịp tim nhanh có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Cảm giác tim đập nhanh, giống tiếng đánh trống ở ngực.
  • Đau nhói ở ngực.
  • Choáng váng, ngất xỉu.
  • Cảm thấy lâng lâng.
  • Hụt hơi.

Một số người bị rối loạn nhịp nhanh không có triệu chứng. Tình trạng này có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra thể chất hoặc tim mạch định kỳ vì những lý do khác.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rối loạn nhịp nhanh?

Nhịp tim nhanh là nhịp tim nhanh có thể do tập thể dục hoặc căng thẳng hoặc do nhịp tim không đều. Một số nguyên nhân gây rối loạn nhịp nhanh bao gồm:

  • Sốt.
  • Dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
  • Dùng sản phẩm có hàm lượng caffeine cao.
  • Tăng huyết áp hay hạ huyết áp.
  • Mất cân bằng các chất điện giải trong máu như kali, natri, canxi, magie…
  • Tác dụng phụ của thuốc.
  • Bị cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức có thể.
  • Giảm thể tích hồng cầu hay còn gọi là thiếu máu, thường là do chảy máu.
  • Hút thuốc.

roi-loan-nhip-nhanh-va-nhung-dieu-can-biet 3.webp

>>>>>Xem thêm: Cách chống say xe không dùng thuốc mà bạn không nên bỏ qua

Hút thuốc có thể gây nên tình trạng rối loạn nhịp nhanh

Chẩn đoán rối loạn nhịp nhanh

Để xác định nguyên nhân gây rối loạn nhịp nhanh, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm, bao gồm như sau:

  • Đo điện tâm đồ, viết tắt là ECG: Ghi lại hoạt động điện của tim tại một thời điểm nhất định.
  • Đeo máy đo nhịp tim hay còn gọi là Holter: Đo nhịp tim của bạn trong 24 giờ, 72 giờ hoặc nhiều ngày.
  • Đeo máy theo dõi Event: Một thiết bị nhỏ mang theo bên mình, khi bệnh nhân cảm thấy nhịp tim quá nhanh, bệnh nhân sẽ đặt thiết bị tiếp xúc với cơ thể và ghi lại chỉ số nhịp tim tại thời điểm đó.
  • Máy ghi điện tim cấy ghép: Thiết bị này ghi lại hoạt động của tim giống như máy theo dõi sự kiện, nhưng được cấy dưới da.
  • Thiết bị di động: Những thiết bị này được đeo liên tục để xác định nhịp tim bất thường. Dữ liệu sau đó được gửi ngay lập tức đến bệnh nhân hoặc bác sĩ thông qua ứng dụng di động.

Các xét nghiệm khác có thể giúp xác nhận chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân, bao gồm:

  • Công thức máu.
  • Kiểm tra chất điện giải và urê.
  • Kiểm tra chức năng gan và tuyến giáp.
  • Kiểm tra đường huyết.
  • Đo nồng độ của một số loại thuốc.
  • Thử thai.

Khi chẩn đoán, các bác sĩ cũng xem xét bất kỳ triệu chứng nào khác mà bệnh nhân đang gặp phải, cũng như tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ muốn biết tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh đã xảy ra trong bao lâu và kéo dài bao lâu, cũng như những biện pháp can thiệp trước đó của bệnh nhân đối với tình trạng này.

Cách phòng ngừa rối loạn nhịp nhanh

Để phòng tránh các nguy cơ gây nên những cơn nhịp nhanh, mỗi người cần phải:

  • Kiểm soát huyết áp, đường huyết và cholesterol máu luôn trong trạng thái ổn định.
  • Nếu đang hút thuốc thì hãy bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát cân nặng trong mức độ phù hợp.
  • Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất.
  • Hạn chế uống rượu và caffein.
  • Có một lối sống tích cực, tránh những áp lực, căng thẳng.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về rối loạn nhịp nhanh. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như biết được cách phòng tránh để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm mà rối loạn nhịp nhanh có thể gây nên.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *