Bọc răng sứ là một trong những phương pháp làm răng thẩm mỹ được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bọc răng sứ bị đen thì phải làm sao? Có những chú ý gì khi bọc răng sứ? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau.
Bạn đang đọc: Răng sứ bị đen phải làm sao? Những lưu ý khi bọc răng sứ
Việc làm răng sứ được cho sẽ giúp hàm răng thêm đều đặn và trắng sáng hơn từ đó cải thiện ngoại hình. Việc bọc răng sứ được nhiều người quan tâm và nhiều nha khoa uy tín ứng dụng hiện nay. Tuy nhiên nếu răng sứ bị đen thì phải làm sao? Cần lưu ý gì khi quyết định bọc răng sứ?
Contents
Bọc răng sứ và những điều cần biết
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng và cải thiện được những khuyết điểm ở răng. Việc bọc răng sứ mang tính thẩm mỹ cao, độ bền răng cao, răng sứ không bị ố vàng.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc bọc răng sứ. Vậy trước khi tìm hiểu về các vấn đề như răng sứ bị đen, bọc răng sứ gây tê răng ta cùng điểm qua một số loại răng sứ hiện có và ưu nhược điểm của chúng:
- Răng sứ kim loại: Đây là răng sứ được tạo thành từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Bên ngoài lớp hợp kim này là một lớp sứ có màu sắc trùng với màu răng tự nhiên. Răng sứ kim loại có giá thành thấp nhất trong các loại răng sứ. Vậy nên răng sứ kim loại thường có màu trắng đục, dễ bị đổi màu do oxy hoá, dễ gây kích ứng mô răng.
- Răng sứ titan: Răng sứ titan được cho là thân thiện hơn với cơ thể, ít gây dị ứng. Tuy nhiên răng sứ titan thường hơi đục, độ bóng không tự nhiên.
- Răng sứ kim loại quý: Thành phần răng sứ này là kim loại quý như platin, vàng, palladium. Kim loại quý này có độ bền cao, chúng tương thích tốt với răng và nướu. Nhưng chi phí thực hiện khá đắt đỏ và màu sắc của răng sứ loại này cũng dễ bị phát hiện do màu sắc nổi bật.
- Răng toàn sứ: Đây là răng được làm hoàn toàn bằng sứ, không hề chứa thành phần kim loại. Răng toàn sứ có màu sắc răng đẹp, tự nhiên, bóng và rất giống như răng thật. Độ bền của răng toàn sứ rất bền.
Việc bọc răng sứ đẹp, bền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn sở hữu sức khoẻ răng miệng khá tốt, răng không bị sâu, sứt mẻ thì việc can thiệp bọc răng sứ đạt độ bền cao. Ngược lại nếu răng từng gặp chấn thương, mô răng còn lại ít hoặc đã lấy tủy thì độ bền của răng sẽ không cao.
Răng sứ bị đen phải làm sao?
Hầu hết tâm lý những người muốn bọc răng sứ đều muốn bản thân sở hữu một hàm răng trắng, đều, không khuyết điểm. Việc bọc răng sứ sẽ được thực hiện bằng cách mài nhỏ một phần của răng bị hư và chụp một khung răng sứ lên trên, từ đó tạo nên một lớp bọc chắn chắc cho răng thật.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật maze là gì? Những lưu ý khi tiến hành phẫu thuật Maze
Tuy nhiên sau khi thực hiện bọc răng sứ, tại sao răng sứ lại bị đen lợi? Một số nguyên nhân sau có thể làm ảnh hưởng đến chân răng:
- Sứ kim loại oxi hoá: Thực tế có thể thấy người bọc răng sứ kim loại thường bị đen viền nướu bởi răng sứ kim loại sẽ dễ bị oxi hoá trong môi trường khoang miệng. Một khi đánh răng sai cách thì nướu răng sẽ bị tuột khiến phần sứ ở chân răng lộ ra và bị mài mòn.
- Kỹ thuật lắp răng: Răng sứ bị đen nướu còn do kỹ thuật lắp răng. Nếu bác sĩ tiến hành lắp răng không chuẩn dẫn đến tình trạng bị viêm nướu răng do hoàn tất cùi răng giả bị thấp hay cao hoặc nướu bị chèn ép khi lắp nên lâu dần bị thâm đen.
- Mão sứ giãn nở: Khi lắp răng sứ nếu gặp tình trạng hở cổ mão răng do mão sứ giãn nở thì thức ăn, nước uống rất dễ gây tình trạng viêm nướu, hôi miệng. Nếu gốc răng bị lộ trên 0.5mm thì bạn buộc phải làm lại mão răng để đảm bảo hiệu quả.
Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này, nên chọn loại răng sứ toàn sứ hoặc chọn chất liệu răng cao cấp để không bị oxi hoá. Bạn cũng phải tìm hiểu kỹ và tìm được địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị hiện đại để quá trình bọc răng sứ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi bọc răng sứ
Sau khi tìm hiểu lý do răng sứ bị đen nướu, ta cùng tìm hiểu về cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ. Bên cạnh nên chọn nha khoa uy tín thì độ bền của răng sứ có độ cứng lâu bền hay không còn phụ thuộc vào thói quen ăn uống, vệ sinh hằng ngày:
- Tốt nhất không ăn nhiều thức ăn cứng, dai để hạn chế răng bị tổn hại, nhất là răng bị lấy tủy, răng đã bị mòn chân răng.
- Không nên ăn nhiều thức ăn quá lạnh, quá nóng, đặc biệt là vào thời điểm mới bọc răng sứ.
- Đánh răng đúng cách, lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm cùng kem đánh răng chứa Flour để loại bỏ mảng màu bám trên răng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng chuyên dụng để lấy hết được thực ăn thừa trong khoang miệng.
- Không hút thuốc lá, không uống nước có ga hoặc nước ngọt có màu, hạn chế ăn ngọt.
- Luôn khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên.
>>>>>Xem thêm: Thói quen hàng ngày có thể dẫn đến đau tim
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề răng sứ bị đen nướu. Việc làm răng sứ có thể khắc phục được tình trạng răng thưa, răng xỉn màu, răng bị sứt mẻ. Tuy nhiên hãy tìm hiểu kỹ về sức khỏe răng miệng của bản thân, chọn đúng cơ sở thực hiện bọc răng sứ, ưu tiên chọn loại răng sứ có chất liệu tốt cũng như chủ động chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ thật khoa học. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về phương pháp thẩm mỹ này và biết can thiệp cho phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể