Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng

Phương pháp hàn răng là phương pháp phục hình, khắc phục khuyết điểm trên răng một cách hiệu quả, được nhiều người lựa chọn sử dụng. Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về kĩ thuật này cũng như quy trình hàn răng cụ thể, chi tiết.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng

Quy trình hàn răng khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và có thể ra về trong ngày. Nếu bạn được nha sĩ khuyến khích hàn răng để sửa chữa những tổn thương, khiếm khuyết trên răng, tốt nhất bạn nên thực hiện sớm vì càng để lâu thì những tổn thương này sẽ càng lan rộng và khó xử lý hơn.

Thế nào là hàn răng?

Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về quy trình hàn răng, bạn cũng cần nắm được hàn răng là kĩ thuật gì. Hàn răng là một kĩ thuật dùng trong nha khoa, có sử dụng vật liệu đặc biệt để trám bổ sung vào những chỗ răng bị sâu hoặc răng bị mẻ, răng thưa. Phương pháp này được đánh giá tương đối cao về tính hiệu quả trong việc khôi phục hình dạng và chức năng của răng, tăng tính thẩm mĩ cho răng và giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng 1

Hàn răng là phương pháp khắc phục khiếm khuyết trên răng như lỗ sâu răng, răng bị sứt mẻ,…

Các vật liệu dùng để hàn răng có thể bù đắp vào những chỗ răng khiếm khuyết, lỗ hổng trên răng do chấn thương, chỗ sâu răng,… Những vật liệu dùng trong hàn răng khá đa dạng và có thể tồn tại rất lâu trên bề mặt răng, chịu được áp lực khi nhai thức ăn và lành tính với sức khỏe nên đây cũng là kĩ thuật có độ an toàn cao.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu hàn răng, trong số đó, vật liệu Composite, vật liệu GIC re ment, Amalgam, kim loại,… được sử dụng phổ biến hơn cả bởi vượt trội về độ bền, tính an toàn với sức khỏe.

Vì sao cần phải thực hiện hàn răng?

Răng bị nứt vỡ, mẻ do chấn thương, sâu răng, viêm tủy răng,… nếu không tiến hành khắc phục sớm có thể dẫn đến những tổn thương nặng hơn, thậm chí mất răng vĩnh viễn. Những nguy cơ tiềm ẩn khi răng tổn thương nhưng không tiến hành chữa trị có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai thức ăn của răng, răng bị suy yếu khiến việc nghiền thức ăn giảm hiệu quả, mất nhiều thời gian hơn và điều này lâu dài cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa. Răng sưng đau, ê buốt, nhức,… cũng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, khiến người bệnh chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể,…
  • Nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn do thức ăn dễ bám vào chỗ bị nứt, mẻ, lỗ sâu răng,… lâu dần hình thành cao răng, mảng bám xỉn máu gây mất tự tin, thậm chí làm tăng nguy cơ sâu răng và gây các bệnh khác như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng,…
  • Gây vấn đề hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu khiến người bệnh tự ti, giảm hiệu quả giao tiếp. Bên cạnh đó răng cũng có thể bị ố vàng do mảng bám gây ngại ngùng khi nói chuyện, mỉm cười,…
  • Răng tổn thương lâu ngày không được điều trị sẽ bị suy yếu, dễ lung lay và nguy cơ mất răng vĩnh viễn tăng cao hơn rất nhiều, nhất là với những trường hợp bị viêm tủy, viêm chân răng nặng.
  • Nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân khởi nguồn từ sức khỏe răng miệng, điển hình là bệnh đau dạ dày, viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết,…

Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng 2

Lỗ sâu răng, răng bị mẻ nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến viêm nướu, sâu răng nặng

Chính vì những tác động tiêu cực nêu trên khi không điều trị vấn đề ở răng kịp thời đã cho thấy việc tiến hành quy trình hàn răng là rất quan trọng. Chữa trị càng sớm tỷ lệ thành công càng cao và giúp bảo tồn răng lâu dài.

Quy trình hàn răng cụ thể

Tìm hiểu về hàn răng, rất nhiều bạn đọc đặt câu hỏi rằng quy trình hàn răng gồm những công đoạn nào, chi tiết từng công đoạn là gì. Hàn răng là kĩ thuật nha khoa đặc biệt, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm mới có thể thực hiện hiệu quả, an toàn.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha khoa thực hiện kĩ thuật này với sự hỗ trợ đắc lực từ máy móc, công nghệ hiện đại. Chi tiết về quy trình hàn răng như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn từ nha sĩ

Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng của người bệnh nhằm xác định tổn thương, mức độ khiếm khuyết và từ đó đánh giá được phương pháp hàn răng có khả thi không, có cần thực hiện thêm kĩ thuật nào khác hay không. Nếu có, nha sĩ sẽ tư vấn rất cụ thể và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh về quy trình hàn răng và một số lưu ý. Trường hợp mức độ tổn thương răng quá nặng và không phù hợp với hàn răng, nha sĩ cũng sẽ tư vấn phương pháp khác khả thi hơn cho bạn.

Tìm hiểu thêm: Có nên ăn đồ hộp không? Sử dụng đồ hộp sao cho đúng cách?

Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng 3
Bước đầu tiên trong quy trình hàn răng là thăm khám sức khỏe răng miệng với nha sĩ

Bước 2: Làm sạch vùng răng cần hàn

Lỗ sâu răng, vị trí mẻ răng,… sẽ được làm sạch, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ hết các mô răng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm để quy trình hàn răng diễn ra thuận lợi hơn. Bước này sẽ giúp đảm bảo an toàn khi tiến hành cũng như hiệu quả phục hình, chữa trị tốt nhất cho răng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm diễn ra sau đó.

Bước 3: Tạo hình và gắn chất hàn vào răng

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình hàn răng. Sau khi hố răng được làm sạch, nha sĩ sẽ tiến hành tạo hình xoang trám có hình dáng và kích thước tương ứng với vị trí cần hàn, đảm bảo trám khít, vật liệu trám không bị xê dịch hoặc tạo lỗ hổng trên răng. Sau đó nha sĩ sẽ gắn chất hàn này vào răng bị khiếm khuyết, định hình, cố định lại chất hàn sao cho tính thẩm mĩ được cao nhất.

Bước 4: Đánh bóng miếng trám răng

Định hình xong chỗ cần được hàn, nha sĩ sẽ tiếp tục đánh bóng trên bề mặt vật liệu hàn răng. Kĩ thuật này được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để không tránh miếng trám gồ ghề làm trầy xước nướu, trầy xước lợi trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sau đó. Miếng trám cũng được điều chỉnh lại để đảm bảo tính cân đối, tránh gây ra cảm giác khó chịu trong quá trình sinh hoạt của người bệnh.

Bước 5: Tái khám sau khi hàn răng

Tái khám là một trong những bước quan trọng với quy trình hàn răng. Hầu hết các dịch vụ hàn răng tại nha khoa hiện nay đều bao gồm cả việc tái khám theo lịch. Việc tái khám này có ý nghĩa và cần thiết, giúp nha sĩ có thể nắm bắt kịp thời tình trạng của răng, tiến hành điều chỉnh, khắc phục kịp thời trước khi gây biến chứng tổn hại đến răng và chức năng của răng.

Tìm hiểu về kĩ thuật hàn răng và quy trình hàn răng 4

>>>>>Xem thêm: Huyệt Hoang Du nằm ở đâu trên cơ thể?

Sau khi hàn răng cần tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả, tình trạng răng,…

Thời gian thực hiện tái khám sau khi hàn răng có thể là 3 – 6 tháng hoặc tùy theo chỉ định lịch tái khám của nha sĩ dựa trên tình trạng thực tế của mỗi người bệnh. Bạn nên ghi nhớ lịch và tái khám đúng lịch để giúp hiệu quả hàn răng được cao nhất, hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình hàn răng. Khi được bác sĩ nha khoa chỉ định hàn răng bạn nên hỏi thăm bác sĩ về những lưu ý trước và sau khi tiến hành kĩ thuật này để không làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sau cùng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *