Keo ong nâu là gì? Tác dụng và ứng dụng của keo ong nâu

Keo ong nâu là một dạng keo ong có màu sắc vàng hoặc ngả nâu. Sở dĩ gọi là keo ong nâu mục đích chính là để dễ dàng phân biệt với các loại keo ong khác như keo ong xanh hoặc keo ong đỏ. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu về keo ong nâu nhé.

Bạn đang đọc: Keo ong nâu là gì? Tác dụng và ứng dụng của keo ong nâu

Keo ong nâu có rất nhiều công dụng và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Để tìm hiểu sâu hơn về keo ong nâu cũng như những ứng dụng của loại keo ong này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây từ Kenshin.

Thế nào là keo ong nâu?

Trước khi đi sâu hơn về keo ong nâu, bạn cần hiểu keo ong nâu là gì. Keo ong là hỗn hợp được ong thợ tiết ra. Hiện nay có rất nhiều loại keo ong khác nhau, trong đó có keo ong nâu. Màu sắc và đặc điểm của keo ong dựa trên thành phần của nhựa cây mà ong thợ thu thập nhằm sản sinh ra keo ong.

Nhựa cây là thành phần chiếm đến 50% hoặc thậm chí nhiều hơn trong keo ong nâu, được trộn thêm các thành phần khác như sáp ong, phấn hoa,… và tạo nên keo ong nâu.

Keo ong nâu là gì? Tác dụng và ứng dụng của keo ong nâu 1

Keo ong nâu được hình thành từ ong thợ

Theo các nghiên cứu và khảo sát khoa học cho thấy, có đến hơn 400 thành phần hoạt chất khác nhau có mặt trong keo ong nâu. Điều này cho thấy keo ong nâu mang đến nhiều tác dụng và ứng dụng khác nhau trong đời sống. Ong thợ sản sinh ra keo ong nhằm mục đích chính như những “ốc vít” để bịt các lỗ hở trên tổ ong, tránh cho các côn trùng khác xâm nhập làm hư hỏng mật ong bên trong tổ.

Riêng về keo ong nâu, đây là loại keo ong thu được khi ong thợ lấy nhựa từ các loài thực vật thuộc chi Dương Populus hoặc chi Bách tán Araucaria. Keo ong nâu là loại keo ong có sản lượng cao nhất, phổ biến nhất trong số tất cả các loại keo ong hiện có. Đây cũng là loại keo ong đặc trưng ở châu Âu, châu Á và một số nước ở châu Mỹ.

Nếu keo ong xanh thường có ở một số vùng nhỏ tại Brazil thì keo ong nâu lại có mặt khá rộng rãi ở nhiều nơi, sản lượng cao và được tận dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Cũng vì dễ tìm và sản lượng cao nên giá thành của keo ong nâu cũng thấp hơn các loại keo ong khác.

Tinh chế keo ong nâu

Keo ong nâu sau khi được thu hoạch tự nhiên sẽ thường có màu hơi ngả vàng hoặc màu nâu nhạt, cứng và không tan trong nước. Ngoài thành phần chính là nhựa cây, sáp ong và một số tạp chất khác, các nhà khoa học còn tìm thấy trong keo ong nâu khá nhiều các chất kháng khuẩn tự nhiên, có tính chống viêm mạnh như polyphenol, flavonoid, chiết xuất acid hydroxycinnamic,…

Keo ong nâu hiện nay được sản xuất dạng thô cần được tinh chế, trải qua quá trình chiết xuất để có thể thu lại các hợp chất cần thiết như polyphenol, flavonoid,… có trong thành phần của keo ong nâu thô ban đầu khi mới thu hoạch. Việc tinh chế keo ong nâu phổ biến nhất là ứng dụng dung môi cồn và nước.

Tác dụng của keo ong nâu

Keo ong nâu có tác dụng gì là câu hỏi khá phổ biến khi nhắc đến loại keo ong này. Nhờ thành phần dồi dào các loại chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên mà từ thời xa xưa, đây đã là nguyên liệu được ứng dụng khá nhiều trong việc chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe, sắc đẹp. Dưới đây là những công dụng nổi trội của keo ong nâu.

Kháng khuẩn và kháng virus: Nói đến công dụng của keo ong nâu thì chắc rằng không thể nào bỏ qua tác dụng kháng khuẩn, kháng virus của nguyên liệu này. Keo ong nâu được chứng minh có thể ức chế sự hình thành và phát triển của nhiều loại virus, vi khuẩn có hại đến sức khỏe, đặc biệt là trên bề mặt da, cổ họng, lợi, răng miệng và đường tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Chả cốm bao nhiêu calo? Nên ăn chả cốm bao nhiêu là hợp lý?

Keo ong nâu là gì? Tác dụng và ứng dụng của keo ong nâu 2
Keo ong nâu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên

Chống oxy hóa: Một công dụng nữa của keo ong nâu mà bạn không nên bỏ qua, đó là khả năng chống oxy hóa tự nhiên nhờ bảng thành phần có chứa flavonoid, artepillin C,… Các chất này có thể bảo vệ tế bào trước sự tấn công của gốc tự do, từ đó phát huy khả năng chống lão hóa, bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tổn thương trên bề mặt da,…

Làm vết thương mau lành: Trong keo ong nâu có chứa khá nhiều các chất hỗ trợ chống viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn làm vết thương bị nhiễm trùng, từ đó tăng tốc độ làm lành tự nhiên. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng keo ong nâu còn có thể làm lành tổn thương trên da ở người bệnh tiểu đường nữa đấy.

Chăm sóc da: Keo ong nâu là thành phần có mặt trong nhiều sản phẩm dưỡng da nhờ thành phần flavonoid và axit phenolic hỗ trợ chống lão hóa, giảm nếp nhăn, dưỡng da luôn tươi mới, trị mụn trứng cá, giảm thâm mụn, chữa bỏng da nhẹ và chữa dị ứng da,…

Ứng dụng của keo ong nâu trong đời sống

Như bạn đã thấy, keo ong nâu có rất nhiều tác dụng tốt nên đây cũng là nguyên liệu được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, điển hình có thể kể đến như:

Viên ngậm, viên uống: Đây là dòng sản phẩm ứng dụng keo ong nâu khá phổ biến, có thành phần keo ong nâu cao trong bảng thành phần. Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên mà keo ong nâu có thể làm dịu các triệu chứng viêm họng, đau rát cổ họng. Các dạng viên uống, viên ngậm giảm đau họng hiện nay đa số đều có thành phần gồm keo ong nâu.

Sản phẩm bôi ngoài da: Như bạn đã biết, keo ong nâu có thể chữa lành vết thương, chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng dị ứng da, làm dịu vết bỏng da, trị mụn,… nên đây cũng là thành phần có mặt trong nhiều sản phẩm dùng bôi ngoài da. Sữa rửa mặt trị mụn, kem bôi dưỡng ẩm, kem đánh răng, nước súc miệng,… đều là những dòng sản phẩm có tỷ lệ thành phần chiết xuất từ keo ong nâu tương đối ấn tượng.

Keo ong nâu là gì? Tác dụng và ứng dụng của keo ong nâu 3

>>>>>Xem thêm: Thoa dầu dừa lên mặt hằng ngày có tốt không?

Keo ong nâu ứng dụng trong mỹ phẩm giúp trị mụn, dưỡng ẩm, làm dịu da,…

Nhìn chung, keo ong nâu là nguyên liệu có tác dụng tốt khi được sử dụng đúng cách. Một số sản phẩm làm từ keo ong nâu có thể gây dị ứng cho một số đối tượng nên khi dùng, bạn nên kiểm tra trước trên một vùng da nhỏ hoặc tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng lâu dài.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *