Cây huyết rồng là loại cây thường dùng để làm dược liệu chữa bệnh với nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, cây huyết rồng có dược tính mạnh, còn được gọi là hồng đằng, huyết đằng, kê huyết, dây máu,… Tác dụng của cây huyết rồng đa dạng nhờ thành phần hoạt chất dược học.
Bạn đang đọc: Tác dụng của cây huyết rồng và một số bài thuốc thường dùng
Cây huyết rồng sở dĩ có tên gọi này là do khi cắt đôi thân cây, nhựa cây có màu đỏ như máu rất đặc biệt. Tác dụng của cây huyết rồng được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Contents
Tìm hiểu chung về cây huyết rồng
Trước khi đi sâu hơn để tìm hiểu tác dụng của cây huyết rồng, bạn cũng cần nắm bắt một số thông tin quan trọng về loại dược liệu này. Huyết rồng là loài cây thân leo, chiều dài thân tối đa khoảng 10m và có vỏ ngoài thân màu hơi nâu nhẹ. Lá của cây huyết rồng mọc so le, cuống là có thể dài từ 4.5-10cm.
Cây huyết rồng thường mọc hoang và phân bố nhiều ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc,… của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây huyết rồng cũng sinh trưởng khá tốt tại các tỉnh có khí hậu ẩm thấp như Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hòa Bình, Lạng Sơn,…
Huyết rồng được trồng chủ yếu làm thuốc và có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào độ tháng 9 đến tháng 10. Cây huyết rồng khi thu hoạch cần chặt cả cây, phơi khô, bỏ đi phần lá và cành rồi sấy khô để bảo quản, sử dụng lâu dài. Toàn thân của cây dùng là dược liệu, chủ yếu dưới dạng sấy hoặc phơi khô.
Các thành phần hóa học, có dược tính được tìm thấy trong cây huyết rồng khá đa dạng, có thể kể đến như các hoạt chất salidroid, liriodendrin, emodin, formenotin, calycosin, sapogenol và flavonoid,… Liều dùng cây huyết rồng để làm thuốc chữa bệnh không quá 10-15g mỗi lần dùng và có thể sắc lấy nước hoặc ngâm rượu để uống.
Tác dụng của cây huyết rồng
Tìm hiểu rõ tác dụng của cây huyết rồng giúp bạn tận dụng loại dược liệu này một cách hiệu quả hơn, dùng thuốc đúng bệnh đem đến tác dụng tối đa, giảm nguy cơ tác dụng phụ đối với sức khỏe. Dựa trên nhiều tài liệu về tác dụng của cây huyết rồng, dược liệu này đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh, công nhận.
Tác dụng của cây huyết rồng theo y học cổ truyền
Từ lâu cây huyết rồng đã là vị thuốc được dùng để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe trong y học cổ truyền. Cây thuốc cây huyết rồng có vị đắng, tính bình và quy can, tiểu trường. Các tài liệu Đông y ghi nhận cây huyết rồng hiệu quả trong việc bổ huyết, hoạt huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, thư cân.
Nhiều bài thuốc dân gian cũng ứng dụng cây huyết rồng để chữa bệnh. Tác dụng của cây huyết rồng trong y học dân gian đa số được dùng để chữa trị bệnh thiếu máu, đau lưng, tê mỏi chân tay, tê bì chân tay, kinh nguyệt không đều. Một số bài thuốc từ cây huyết rồng cũng cho hiệu quả với việc giảm đau bụng, phong thấp, giun kim, giun đũa,…
Tìm hiểu thêm: Trà giảm cân Orihiro Night Diet Tea có tốt không? Công dụng sức khỏe của trà giảm cân Orihiro
Tác dụng của cây huyết rồng theo y học hiện đại
Rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu và chứng minh tác dụng của cây huyết rồng đối với sức khỏe, kết quả cho thấy các hoạt chất trong cây huyết rồng có tác dụng trong việc:
- Cây huyết rồng hỗ trợ tăng nồng độ rAMP có trong huyết tương, từ đó tăng khả năng chống chịu trước tình trạng thiếu oxy.
- Nước sắc từ cây huyết rồng có thể làm giãn nở động mạch, từ đó tăng lưu lượng máu lưu thông và thu hẹp nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Tác dụng của cây huyết rồng ức chế các tiểu cầu tập kết, chống huyết khối, hạn chế cục máu đông trong máu.
- Hỗ trợ giảm sưng đau và có tác dụng trong việc giảm chấn thương, hạn chế sưng đau vết thương cho sung huyết.
- Tác dụng của cây huyết rồng là thanh nhiệt, giải độc, chữa các chứng lở loét do nhiệt độc, giảm nóng trong người, nhiệt miệng,…
- Tăng cường lưu thông máu, tan huyết ứ, ngừa chứng vô kinh và cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ.
- Góp phần giảm đau do phong thấp hoặc các cơn đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi đột ngột.
- Hỗ trợ trong việc chữa trị vô sinh, viêm tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, viêm tủy xương, sỏi đường mật,…
- Cây huyết rồng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Streptococcus beta, Escherichia coli,…
Nhìn chung, tác dụng của cây huyết rồng khá đa dạng và có hiệu quả với nhiều chứng bệnh. Ngoài các tác dụng tích cực, cây huyết rồng còn có một số tác dụng phụ khi lạm dụng hoặc dùng sai cách như đau bụng hoặc gây chảy máu. Nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của cây huyết rồng và tác dụng phụ của cây huyết rồng cho thấy, dược liệu này khá lành tính và an toàn cho sức khỏe.
Một số bài thuốc từ cây huyết rồng
Ngoài tìm hiểu tác dụng của cây huyết rồng, bạn cũng nên tham khảo thêm một vài bài thuốc quý từ cây huyết rồng để hỗ trợ sức khỏe, tăng cường khả năng phòng và chữa một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh xương khớp.
Bài thuốc chữa đau khớp: Chuẩn bị 12g cây huyết rồng, 10g ngũ gia bì, 12g độc hoạt, 12g uy linh tiên, 10g tang chi để sắc lấy nước uống hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Triệt lông bị nổi mẩn đỏ nên xử lý như thế nào?
Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo trước ý kiến của bác sĩ khi áp dụng bài thuốc từ cây huyết rồng giúp giảm đau, giảm viêm khớp. Bài thuốc cần chuẩn bị 16g cây huyết rồng, 14g hy thiêm, 16g thổ phục linh, 16g vòi voi, 12g ngưu tất, 12g sinh địa, 10g nam độc lực, 10g cà gai leo, 10g rễ cây cúc áo, 10g huyết dụ dùng để sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa phong tê thấp: Bài thuốc này từ cây huyết rồng có tác dụng giảm đau xương khớp, hỗ trợ giảm triệu chứng phong thấp, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bạn cần chuẩn bị 12g cây huyết rồng, 12g cây mua núi, 12g rễ gối hạc, 10g rễ phong kỳ, 10g ngũ gia bì, 10g dây đau xương dùng để sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống từ 15-30ml.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của cây huyết rồng mà Kenshin mong muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về cây huyết rồng. Khi muốn sử dụng bài thuốc từ cây huyết rồng để chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm, tránh tự ý dùng tại nhà dẫn đến quá liều, tác dụng phụ,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể