Ghép sọ nhân tạo mang lại hy vọng lớn cho người bị khuyết sọ. Nhờ kỹ thuật này, bệnh nhân có cơ hội hồi phục sức khỏe, tự tin về thẩm mỹ và trở lại cuộc sống bình thường. Vậy một ca ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu?
Bạn đang đọc: Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu?
Ghép sọ nhân tạo thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị khuyết hổng sọ sau quá trình phẫu thuật điều trị chấn thương hoặc mắc bệnh lý vùng sọ não. Hiện người bệnh có thể thực hiện hình thức phẫu thuật này ngay tại Việt Nam. Vậy ghép sọ nhân tạo là gì, có an toàn không? Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật ghép sọ nhân tạo với Kenshin qua bài viết dưới đây.
Contents
Tổng quan về ghép sọ nhân tạo
Ghép sọ nhân tạo là kỹ thuật y tế sử dụng vật liệu nhân tạo để tạo hình, ghép vào phần xương sọ bị khuyết cho người bệnh để khắc phục cả hai phương diện chức năng và thẩm mỹ. Nhờ kỹ thuật ghép sọ não 3D, bác sĩ có thể tạo ra miếng ghép xương sọ nhân tạo với kích thước và hình dạng phù hợp với vùng khuyết sọ. Trước tiên, người bệnh được chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) sọ não. Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ dựng hình ảnh 3D của phần khuyết xương sọ. Sau đó, phần sọ nhân tạo được tạo hình vừa khít với phần sọ não bị khuyết.
Sọ nhân tạo được làm từ vật liệu nào?
Để tạo hình xương sọ nhân tạo, vật liệu được lựa chọn cần có độ bền cao, điển hình như:
- Xi măng sinh học sử dụng trong y khoa: Loại vật liệu này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình nhờ có tính chất vật lý đặc biệt. Với thành phần chính là MMA dạng lỏng và PMMA/MMA-styren copolymer, vật liệu này có khả năng tương thích mô sinh học cao. Chỉ sau khoảng 7 phút trộn xi măng sinh học, kỹ thuật viên đã có thể thu được khối vật liệu đủ độ cứng để tạo hình xương sọ. Khối xi măng sinh học được tạo hình có độ chắc chắn cao, phù hợp với quá trình ghép sọ nhân tạo.
- Titanium: Titanium ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học. Đây là một loại kim loại nhẹ, dễ uốn nhưng lại có độ bền rất cao. Ngoài ra, vật liệu này cũng được đánh giá là có tính tương thích sinh học cao nên được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật cấy ghép sọ não. Mảnh ghép sọ bằng titanium có cấu trúc dạng lưới hình ziczac, dễ uốn theo hình dạng của hộp sọ. Do đó, quá trình ghép sọ nhân tạo bằng Titanium diễn ra thuận lợi và đạt được độ thẩm mỹ cao.
- Vật liệu carbon: Sợi carbon dùng trong y học là sản phẩm từ quá trình xử lý các cellulose sinh học của cây thông với nhiệt độ cao (đến 3000 độ C). Sọ nhân tạo được tạo hình bằng loại vật liệu này có thể đáp ứng hầu hết những yêu cầu khắt khe như: Độ chắc chắn cao, tính cơ học tương tự xương hộp sọ, có tính thẩm mỹ cao…
Ghép sọ nhân tạo dùng trong những trường hợp nào?
Kỹ thuật ghép sọ nhân tạo được ứng dụng để cải thiện tình trạng khuyết xương sọ trong các trường hợp sau:
- Chấn thương sọ não kín (bệnh nhân có hiện tượng lún sọ);
- Hở vết thương sọ não, gây ra hiện tượng xương sọ bị vỡ;
- Viêm rò mảnh sọ não tự thân, thường xảy ra sau ca phẫu thuật ghép sọ tự thân trước đó;
- Tiêu mảnh ghép của xương sọ.
Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu? Có an toàn không?
Phẫu thuật ghép sọ nhân tạo đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề kỹ thuật cao cùng trang thiết bị hiện đại vì tính chất khá phức tạp và có thể gây rủi ro cho người bệnh. Vậy thông thường mỗi ca ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu? Ghép sọ nhân tạo có an toàn không?
Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu?
Với từng bệnh nhân, ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan. Tổng chi phí ghép sọ nhân tạo gồm:
- Chi phí tạo sọ nhân tạo;
- Chi phí thực hiện phẫu thuật ghép sọ;
- Chi phí hậu phẫu.
Trong đó, chi phí để tạo nên phần sọ nhân tạo lại phụ thuộc vào từng loại vật liệu và kích thước của mảnh ghép sọ, ví dụ: Vật liệu xi măng sinh học khoảng 15 triệu, Titanium khoảng 25 triệu. Chi phí này chưa bao gồm phí nằm viện và dịch vụ.
Ngoài ra, chi phí thực hiện quá trình phẫu thuật và chi phí hậu phẫu tại từng bệnh viện sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Kỹ thuật thực hiện, kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ; điều kiện y tế và chất lượng dịch vụ của bệnh viện; tình trạng khuyết sọ và thể trạng của người bệnh…
Như vậy, tổng chi phí ghép sọ nhân tạo tại các cơ sở y tế ở Việt Nam dao động trong khoảng từ 60 triệu đến 250 triệu. Để biết được với trường hợp của mình, ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu, bệnh nhân cần trực tiếp đến bệnh viện để thăm khám và nhận tư vấn cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Mức độ an toàn của ghép sọ nhân tạo
Theo các chuyên gia về phẫu thuật thần kinh, ghép sọ nhân tạo được nhận định là giải pháp giúp cải thiện tình trạng khuyết sọ não với độ an toàn cao. Tuy vậy, phương pháp này có thể tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định như: Nhiễm trùng, viêm màng não, tụ máu vết mổ và một số biến chứng (Nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi…). Để hạn chế rủi ro, người bệnh cần ghép sọ tại các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia phẫu thuật thần kinh giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại.
Quy trình phẫu thuật ghép sọ nhân tạo
Quá trình phẫu thuật ghép sọ nhân tạo thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 giờ với các bước cơ bản như sau:
- Người bệnh được gây mê toàn thân tại phòng phẫu thuật.
- Bác sĩ sát khuẩn toàn bộ khu vực được phẫu thuật. Cơ thể người bệnh được bảo vệ bằng lớp màn chuyên dụng, chỉ để lộ vùng cần phẫu thuật.
- Bác sĩ tiến hành rạch da và di chuyển các mô, cơ thật cẩn thận, sao cho vùng khuyết sọ được lộ ra hoàn toàn. Vết rạch da này sẽ men theo đường phẫu thuật trước đó.
- Bác sĩ khéo léo đặt phần xương sọ nhân tạo vào vùng khuyết sọ và cố định bằng ghim hoặc nẹp vis.
- Bác sĩ tiến hành khâu treo màng cứng vào xương sọ, sau đó đặt ống để có thể dẫn lưu chất lỏng dư thừa ra ngoài.
- Cuối cùng, bác sĩ kéo da đầu bệnh nhân về vị trí cũ và khâu đóng vết mổ.
>>>>>Xem thêm: Thuốc xịt mũi Aladka có tốt không? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc xịt mũi Aladka?
Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi tình hình sức khỏe tại đơn vị chăm sóc hậu phẫu. Suốt quá trình này, người bệnh sẽ được đội ngũ y tế kiểm tra những yếu tố sau:
- Sinh hiệu của bệnh nhân, gồm: Huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở;
- Khả năng hoạt động của thần kinh, đặc biệt là các cơn động kinh (nếu có);
- Bất thường phát sinh ở vết mổ, ví dụ như: Sưng tấy, chảy máu, đỏ rát hoặc chảy dịch.
Khi người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não để kiểm tra sọ nhân tạo được cấy ghép. Nếu vùng ghép sọ ổn định, người bệnh có thể chỉ cần theo dõi thêm tại bệnh viện trong khoảng 3 ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh cần lưu trú tại bệnh viện lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và chất lượng của phần sọ nhân tạo được ghép.
Sau khi xuất viện, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt và cách chăm sóc vết mổ. Để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, người bệnh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt và tái khám định kỳ theo lịch hẹn.
Bài viết này đã mang đến những thông tin cơ bản về phẫu thuật ghép sọ nhân tạo như: Loại vật liệu sử dụng, đối tượng áp dụng, mức độ an toàn và quy trình thực hiện. Đặc biệt, câu hỏi mà nhiều người băn khoăn là ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu cũng đã được giải đáp. Để đạt hiệu quả tối đa và nâng cao mức độ an toàn, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật ghép sọ nhân tạo.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể