Mách bạn những cách uống rượu không say

Bia rượu không tốt cho sức khỏe nhưng trong 1 số trường hợp chúng ta vẫn phải sử dụng chúng. Vậy làm sao để hạn chế những cơn say rượu, đặc biệt là trong những buổi làm việc quan trọng. Cùng tạm biệt nỗi ám ảnh do say rượu gây ra, mang đến sự tỉnh táo và thoải mái cho bạn bằng những phương pháp sau.

Bạn đang đọc: Mách bạn những cách uống rượu không say

Một trong những cách giúp chúng ta uống rượu không say là sử dụng những thực phẩm giúp tăng cường quá trình chuyển hóa rượu, giúp giải rượu và làm giảm cảm giác khó chịu khi uống rượu. Hãy cùng tìm hiểu những cách chống say rượu an toàn sau nhé.

Giải rượu bằng một số loại thực phẩm

Mách bạn những cách uống rượu không say 2Những cách giải rượu hiệu quả bằng thực phẩm

Những món ăn giúp giải rượu hiệu quả

Vừa uống rượu vừa dùng bữa sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu như, vì vậy bạn cần:

Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu. Không nên uống rượu khi đói vì có thể tăng dịch vị gây kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.

Trong trứng có chứa chất albumin và cysteine giúp phá vỡ sự kết tủa của cồn trong rượu trong cơ, ngăn cản cồn thẩm thấu vào máu và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn lượng cồn này. Sau khi uống rượu xong, bạn nên ăn thêm 1 trái trứng nhỏ để giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

Những món ăn được chế biến từ đậu xanh, củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần giúp giảm nồng độ cồn trong cơ thể, có tác dụng kích hoạt các enzym chuyển hóa rượu, giúp tỉnh rượu nhanh hơn.

Húp canh hoặc nước súp để làm loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giảm cảm giác khô rát cổ họng.

Nếu được hãy ăn một hũ sữa chua sau khi dùng cơm và uống rượu, chúng có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa làm chậm quá trình hấp thu rượu, giải tỏa khó chịu sau say rượu, lại vừa tốt cho sức khỏe.

Sử dụng những loại trái cây có tác dụng giải rượu

Tìm hiểu thêm: Bạn cần lưu ý gì trong điều trị sẹo lõm?

Mách bạn những cách uống rượu không say 2Trái cây vừa giúp giải rượu nhanh đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể

Trên bàn ăn chắc hẳn lúc nào cũng sẽ có những loại trái cây để giải rượu, vì thế bạn nên yêu cầu những loại quả sau:

Những loại trái cây có vị chua như xoài, cam, quýt, nho… chúng có chứa nhiều axit tốt và vitamin C giúp trung hòa rượu và giảm tác dụng của nó rất tốt.

Chuối giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu nhanh đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, giúp cho bạn hết buồn nôn, đau đầu và giữ tỉnh táo.

ưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giúp rượu nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu. Đồng thời hàm lượng acid lactic trong dưa hấu có thể kết hợp với ethanol trong rượu hình thành este giúp giải rượu nhanh chóng.

Sử dụng một số loại thuốc chống say rượu

Mách bạn những cách uống rượu không say 3

>>>>>Xem thêm: 12 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà an toàn và hiệu quả

Không nên sử dụng những loại thuốc chống say rượu chưa có nguồn gốc rõ ràng

Trên thị trường hiện nay cũng có bán một số loại thuốc chống say rượu với những loại quảng cáo như giải rượu bia nhanh chóng 100% và nhậu không bao giờ biết say là gì. Đây chỉ là lời quảng cáo suông, nếu bạn sử dụng những loại thuốc này có thể bị trúng thuốc với những biểu hiện như hạ huyết áp, vật vã…

Chỉ nên sử dụng những loại thuốc đã được kiểm nghiệm như viên giải rượu Hadiphar, nước giải rượu Condition – chúng đóng vai trò như một thực phẩm chức năng giúp tăng cường quá trình chuyển hóa rượu, làm giảm cảm giác khó chịu khi uống rượu, ngăn chặn tác hại của rượu gây nên đối với cơ thể. Những loại thực phẩm này có chứa B1, B6 và một số axit khác để chuyển hóa rượu, kháng cồn và bù một số vitamin, muối, đường cho cơ thể.

>> Ngoài ra, các đấng mài râu có thể dùng thuốc dạng keo tráng dạ dày như thuốc chữ P, Kremil S, maalox… giúp uống cho lâu say, làm chậm được quá trình hấp thu rượu vào máu.

Không nên lạm dụng thuốc chống say rượu vì dễ gây cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gan… lâu dần gây ra những căn bệnh xơ gan, ung thư gan. Chỉ sử dụng thuốc chống say rượu khi thực sự cần thiết, trong khi đi giao dịch công việc để đảm bảo sức khỏe.

Tuy nói thuốc giải rượu có thể giảm bớt những triệu chứng của say rượu như nhức đầu, không tỉnh táo. Vì thế một số người nghĩ rằng có thể sử dụng aspirin – thuốc giảm đau, đau đầu để chống say rượu. Đây là việc tuyệt đối không nên làm vì khi uống aspirin cộng với các chất có cồn như rượu bia sẽ làm chảy máu dạ dày, tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh, có thể gây đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

Uống rượu đúng cách

Khoảng năm phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu và sau 30 đến 120 chúng sẽ lan truyền khắp cơ thể, “ngấm” vào não, tạo ra cảm giác say. Vì thế chúng ta nên uống rượu từ từ, chậm rãi nhằm kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào máu, giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày. Điều này sẽ giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

Uống nước xen giữa các lần uống rượu để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, pha loãng nồng độ cồn và giảm kích ứng dạ dày. Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga, bia) hoặc caffeine. Phản ứng tạo bọt khí khi pha rượu với những thức uống này sẽ làm tăng tốc độ cồn ngấm vào máu, làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, khiến tình trạng say trở nên tệ hơn.

Hỗn hợp này không những gây ức chế hoạt động của não và làm suy yếu khả năng giao tiếp và suy nghĩ mà còn làm tăng huyết áp, gây nhức đầu, bồn chồn, làm tăng nguy cơ đột quỵ do hội chứng sốc độc tố (Oxi Jock Syndrome).

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *