Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình: Nguyên nhân và biểu hiện cần biết

Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 10 triệu người đang phải đối mặt với hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình. Đây là một rối loạn liên quan đến sự suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh trong não bộ. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, các bạn hãy cùng Kenshin tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết phía dưới.

Bạn đang đọc: Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình: Nguyên nhân và biểu hiện cần biết

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình gây ra các vấn đề liên quan đến chuyển động, ảnh hưởng tới các hoạt động vận động, duy trì sự cân bằng và kiểm soát cơ bắp của bệnh nhân. Người bệnh bị hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình sẽ bị suy giảm chức năng vật lý nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này.

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình là gì?

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình có các dấu hiệu tương tự như bệnh Parkinson nhưng chúng được gây ra bởi một nguyên nhân cụ thể nào đó. Các biểu hiện chính của hội chứng này bao gồm cả tình trạng run, giảm động, tăng trương lực cơ và mất ổn định tư thế. Những triệu chứng bệnh có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn thoái hóa thần kinh, tổn thương não đặc biệt, chấn thương đầu, sử dụng thuốc, rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với chất độc hại.

Phân biệt giữa bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình khá khó khăn, mặc dù liệu pháp levodopa thường hiệu quả đối với bệnh Parkinson nhưng lại có thể không đáp ứng với hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình. Dưới đây là những loại hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình phổ biến nhất:

  • Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do thuốc (Drug-induced Parkinsonism): Độ chính xác của việc đánh giá hội chứng Parkinson do thuốc không rõ ràng do các triệu chứng thường ít được nhận biết và có thể bị chẩn đoán sai, thậm chí bởi các chuyên gia thần kinh. Tuy nhiên, dạng này lại chiếm một tỷ lệ nhất định trong số các trường hợp Parkinson nói chung.
  • Hội chứng Parkinson mạch máu (VP): Trong tổng số các trường hợp Parkinson, hội chứng Parkinson mạch máu chiếm khoảng 2,5 – 5%. Đây là kết quả của tổn thương mạch máu nhỏ dẫn đến sự tiến triển của triệu chứng bệnh.
  • Hội chứng Parkinson do độc tố: Nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra mối liên quan giữa sự gia tăng phát thải mangan từ các ngành công nghiệp và tỷ lệ mắc bệnh Parkinson do mangan. Mangan có thể gây ra nhiều biến đổi hành vi khi tiếp xúc lâu dài, từ hung dữ, khó chịu đến ảo giác. Tác động của mangan có thể lan tỏa đến nhiều vị trí trong não, không phản ứng với levodopa và dẫn đến rối loạn vận động.
  • Hội chứng Parkinson do chấn thương não mãn tính: Nó xuất phát từ mất tế bào thần kinh, sự lão hóa của màng não, sẹo mô và tổn thương trục lan tỏa do chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Thường xuất hiện ở những người tham gia các môn thể thao tiếp xúc như đấu vật, bóng bầu dục và quyền anh.
  • Hội chứng Parkinson do u não: Theo nghiên cứu của Krauss, 0,3% trong số bệnh nhân có u não biểu hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình 1

Hội chứng Parkinson ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh

Nguyên nhân gây hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình

Các nguyên nhân gây hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình có thể được phân loại như sau:

  • Do thuốc: Bao gồm các loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng tương tự như Parkinson khi sử dụng.
  • Bệnh lý mạch máu: Xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hệ thống mạch máu, có thể dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng thần kinh.
  • Do độc tố: Nếu tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại như mangan, có thể gây ra sự tổn thương thần kinh và kích thích triệu chứng Parkinson.
  • Chấn thương não mạn tính: Các chấn thương đầu lặp đi lặp lại có thể dẫn đến mất tế bào thần kinh và tạo điều kiện cho sự phát triển của các triệu chứng Parkinson.
  • Nhiễm trùng: Một số trường hợp hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình có thể xuất phát từ các nhiễm trùng gây tổn thương não.
  • U não: Sự xuất hiện của u não có thể tạo ra áp lực và tổn thương các khu vực trong não, dẫn đến các biểu hiện giống như Parkinson.

Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình 2

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình

Biểu hiện của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả thì người bệnh cần phát hiện được bệnh từ sớm. Dưới đây là những triệu chứng nhận biết hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình phổ biến nhất:

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do thuốc (Drug-induced Parkinsonism)

Dạng hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do thuốc bao gồm các biểu hiện tương tự như bệnh Parkinson như cảm giác run, tăng trương lực cơ và sự rối loạn vận động. Khi người bệnh thấy các biểu hiện này thường xuyên xuất hiện thì không được chủ quan, cần đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh sớm.

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình mạch máu (VP)

Triệu chứng xuất hiện và phát triển đa dạng tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Bệnh nhân VP thường trải qua sự không ổn định sớm với dáng đi và tư thế. Họ thường không vững và gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng. Chi dưới thường có độ cứng cao hơn và có tăng phản xạ gân xương chủ yếu ở đầu gối, cùng với phản xạ Babinski.

Một số trường hợp người bệnh thấy ảnh hưởng nhẹ đến chi trên kèm theo tăng phản xạ gân xương nhưng không xuất hiện triệu chứng run. Nhiều bệnh nhân khác có thể trải qua suy giảm nhận thức và giảm khứu giác.

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do độc tố

Bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng rối loạn vận động, tăng trương lực cơ, thay đổi tính cách và ảo giác. Trường hợp này nắm được lịch sử người bệnh tiếp xúc với chất độc hại là quan trọng. Bệnh nhân có phản ứng tích cực với levodopa giai đoạn đầu nhưng sau đó nhanh chóng mất đáp ứng.

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do u não

Ban đầu, bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng giống như Parkinson, làm chậm quá trình chẩn đoán của các đặc điểm khác của u não.

Cơ chế gây ra các đặc điểm Parkinson bao gồm chèn ép hạch nền và hạch dưới da, dẫn đến phá hủy đường truyền thần kinh và sự giảm tưới máu và thâm nhiễm não do u não.

Tất cả các hội chứng này có thể có đặc điểm Parkinson và có thể không phản ứng đầy đủ với levodopa.

Tìm hiểu thêm: Nhịp tim của người suy tim là bao nhiêu?

Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình 3
Mỗi dạng hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình có biểu hiện khác nhau

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Để chẩn đoán hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng CT/MRI sọ não để xác định vị trí nhồi máu, tuy nhiên chúng cũng có thể chưa đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác.

Cần chẩn đoán phân biệt hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình với các bệnh dưới đây:

  • Teo đa hệ thống: Biểu hiện bằng các triệu chứng tự chủ như hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn cương dương ở nam giới và tiểu không kiểm soát, kèm theo các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson.
  • Chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy: Đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa rối loạn chức năng nhận thức và bệnh Parkinson. Các triệu chứng bao gồm mức độ tỉnh táo và tập trung biến động, ảo giác thị giác, rối loạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh và các biểu hiện vận động của bệnh Parkinson.
  • Bệnh liệt trên nhân tiến triển: Biểu hiện bao gồm liệt nhìn thẳng đứng, giảm tốc độ chớp mắt do loạn trương lực mi mắt, tư thế không ổn định dẫn đến tăng nguy cơ ngã.

Về phương pháp điều trị thì mỗi dạng hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình sẽ có hướng điều trị khác nhau:

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình do thuốc (Drug-induced Parkinsonism)

Loại bỏ thuốc gây hội chứng là biện pháp chủ yếu để giảm các triệu chứng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có tình trạng tâm thần cơ bản có thể chuyển sang thuốc chống loạn thần không điển hình để giảm nguy cơ mắc hội chứng Parkinson do thuốc. Bên cạnh đó có thể cho người bệnh sử dụng thuốc kháng cholinergic như benztropine và trihexyphenidyl để giảm triệu chứng. Nếu không hiệu quả, có thể cân nhắc sử dụng amantadine hoặc liệu pháp sốc điện.

Hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình mạch máu (VP)

Levodopa là phương pháp điều trị chính với liều lượng lên đến 1000mg mỗi ngày.

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu (như aspirin hoặc clopidogrel) phối hợp với statin khi cần thiết. Người bệnh cần chú ý kiểm soát các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình 4

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở người lớn cần chú ý

Người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Như vậy, Kenshin vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về hội chứng Parkinson thứ phát và không điển hình. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này để biết cách nhận biết và phòng tránh bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

  • Hội chứng Ramsay Hunt: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Rett

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *