Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Cách ăn thế nào tốt nhất?

Tôm hùm là món hải sản cao cấp không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức. Nhiều người tò mò muốn biết ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không. Nếu bạn cũng vậy, cùng Nhà thuôc Kenshin đi tìm câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Cách ăn thế nào tốt nhất?

Trong thế giới của các loại tôm, tôm hùm là loại cao cấp, đắt đỏ bậc nhất, được mệnh danh là “vua” của các loại hải sản. Không chỉ có hương vị thơm ngon, tôm hùm còn giàu dinh dưỡng. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Tôm hùm có những lợi ích gì với sức khỏe và cách ăn tôm hùm thế nào tốt nhất?

Tôm hùm là loại tôm gì?

Tôm hùm là loài động vật có vỏ, trong tự nhiên chúng sống ở những ngầm đá sâu xa bờ, nước sạch. Để đánh bắt được tôm hùm, ngư dân phải đi xa, lặn sâu không hề dễ dàng. Vì vậy, loại hải sản này luôn có giá đắt đỏ, lên đến hàng triệu đồng mỗi kg. Ngày nay, cũng có một số loại tôm hùm được nuôi để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Với người bán, tôm hùm mang lại giá trị kinh tế cao. Còn với người mua, thịt tôm hùm thơm ngon, ngọt lành, chắc nịch, dùng để chế biến rất nhiều món ngon từ nướng, hấp, nấu cháo tôm hùm cho bé ăn dặm… Các món chế biến từ tôm hùm đủ hấp dẫn để chinh phục những tín đồ sành ẩm thực nhất. Thịt tôm hùm giàu dinh dưỡng, tốt cho mọi lứa tuổi, nhất là người già, trẻ nhỏ, người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai.

Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Cách ăn thế nào tốt nhất 1

Tôm hùm có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao

Có rất nhiều loại tôm hùm khác nhau và giá trị kinh tế cùng giá trị dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau. Có thể kể tên một số loại tôm hùm phổ biến nhất như: Tôm hùm Alaska, tôm hùm mini, tôm hùm sen, tôm hùm đất, tôm hùm tre. Ở nước ta, phổ biến nhất là tôm hùm bông (hay còn gọi là tôm hùm sao) sống chủ yếu ở vùng biển Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khám phá thành phần dinh dưỡng của tôm hùm

Trước khi giải đáp thắc mắc ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về thành phần dinh dưỡng của “siêu thực phẩm” này nhé!

Trong thịt của tôm hùm tươi có khoảng 17,62% là protein, 0.29% là lipid, còn lại khoảng 77,2% là các axit amin. Thịt tôm hùm là nguồn cung cấp selen, acid béo omega-3 tuyệt vời. Khoảng 145 gam tôm hùm nấu chính có thể đáp ứng 3% nhu cầu vitamin A, 9% nhu cầu canxi và 3% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể.

Ngoài ra, trong thịt tôm hùm cũng chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như: Vitamin E, vitamin B12, kẽm, phốt pho. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù hàm lượng chất béo tổng thể trong thịt tôm hùm khá cao nhưng không phải nguồn chất béo bão hòa đáng kể.

Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không?

Với thành phần dinh dưỡng lý tưởng trên đây, câu trả lời cho thắc mắc ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không chắc chắn là có. Cùng khám phá xem tôm hùm mang đến những lợi ích sức khỏe thế nào bạn nhé!

  • Tôm hùm giàu acid béo omega-3 nên có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Loại acid béo lành mạnh này cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
  • Tôm hùm giàu selen trong khi đây là là thành phần khoáng chất quan trọng giúp củng cố chức năng tuyến giáp. Người bị mắc bệnh tuyến giáp thường thiếu selen. Khi chế độ ăn uống tăng cường selen có thể cải thiện chức năng tuyến giáp, nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.
  • Cả omega-3 và selen trong tôm hùm đều tốt cho sức khỏe tâm thần của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh selen giúp giảm triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Omega-3 giúp giảm sự hung hăng hay các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Tôm hùm là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng đồng cao nhất. Đồng giúp các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

Tìm hiểu thêm: Nhóm thuốc giãn cơ vân: Cơ chế, công dụng và tác dụng phụ có thể gặp

Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Cách ăn thế nào tốt nhất 2
Thịt tôm hùm được chế biến thành vô số món ngon tốt cho sức khỏe

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn tôm hùm

Dù ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe, chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ rủi ro khi ăn thực phẩm thượng hạng này. Điển hình như:

  • Trong một số động vật có vỏ chứa chất gây dị ứng hải sản. Nếu trước đó bạn từng có tiền sử dị ứng động vật có vỏ, hãy cẩn thận khi ăn tôm hùm. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể thử ăn một lượng nhỏ. Khi nhận thấy cơ thể không có phản ứng gì bất thường bạn mới nên ăn lượng nhiều hơn. Cách dùng cho trẻ em cũng tương tự như vậy.
  • Tôm hùm là loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân vừa phải. Một người trưởng thành không nên ăn tôm hùm quá 6 lần mỗi tháng. Phụ nữ có thai càng nên hạn chế ăn thực phẩm giàu thủy ngân để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, họ cũng cần kiểm soát lượng khi ăn tôm hùm.
  • Khi chọn mua tôm hùm bạn cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên mua tôm hùm tươi, tôm hùm được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ dưới 4 độ C. Nếu thấy tôm hùm có mùi hôi tanh, bạn không nên lựa chọn vì ngoài việc giảm độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng nó còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Nếu dùng tôm hùm đông lạnh, khi chế biến bạn nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, không ngâm trong bồn rửa hoặc để ngoài môi trường nhiệt độ phòng để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn.
  • Tôm hùm nói riêng và các loại tôm nói chung kỵ với thực phẩm giàu vitamin C, đậu nành, trà, bí đỏ. Khi ăn tôm hùm bạn nên tránh kết hợp với những thực phẩm này.

Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không? Cách ăn thế nào tốt nhất 3

>>>>>Xem thêm: Vì sao có cảm xúc giận dữ và cách kiểm soát cơn giận như thế nào?

Ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều quá cũng không nên

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc ăn tôm hùm có tốt cho sức khỏe không. Tôm hùm là món quà của đại dương dành cho con người, là thực phẩm thượng hạng đắt đỏ không phải ai cũng có cơ hội nếm thử. Loại hải sản này cũng có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, để phát huy được hết những tác dụng của tôm hùm, chúng ta cần dùng đủ lượng và đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *