Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Viêm đa dây thần kinh chắc hẳn vẫn đang là một bệnh lý nghe khá lạ song bệnh lý này lại khá phổ biến trong cộng động, đặc biệt là viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Kenshin sẽ bật mí cho bạn đọc những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Vậy viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường là gì? Bệnh lý này có nguy hiểm không?

Tổng quan viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Viêm đa dây thần kinh xảy ra khi có tổn thương tại các dây thần kinh ngoại biên. Hệ thống thần kinh ngoại biên đảm nhận nhiệm vụ thu nhận các tín hiệu từ môi trường bên ngoài gửi về hệ thần kinh trung ương, cụ thể là não và tuỷ sống. Lúc này hệ thần kinh trung ương sẽ xử lý sau đó phát tín hiệu đến các cơ quan thông qua các dây thần kinh ngoại biên.

Bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên nói chung có nguyên nhân là do nhiễm trùng, do chấn thương, rối loạn chuyển hóa, do tiếp xúc với chất độc hoặc các bất thường di truyền. Trong đó, đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất trong đời sống cộng đồng.

Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường 1

Thế nào là viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường?

Cơ chế gây viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Một câu hỏi được nhiều người bệnh đái tháo đường đặt ra cho bác sĩ điều trị đó là tại sao đái tháo đường lại có thể gây viêm đa dây thần kinh.

Ở những người bệnh đái tháo đường, nồng độ glucose trong máu tăng cao gây tổn thương bao thần kinh từ đó giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh. Thêm vào đó, các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thần kinh bị tổn thương cũng dẫn đến suy giảm khả năng cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh ở người bệnh đái tháo đường đó là:

  • Tình trạng viêm ở thần kinh do phản ứng tự miễn, xảy ra khi dây thần kinh bị hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công bởi nhầm tượng dây thần kinh là vật lạ với cơ thể.
  • Yếu tố di truyền.
  • Thường xuyên hút thuốc lá và nghiện rượu không chỉ làm tổn thương thần kinh mạch máu mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá có chứa chất gây hẹp và cứng mạch máu từ đó giảm lượng máu đến các chi, khiến vết thương lâu lành đồng thời góp phần gây tổn thương thần kinh.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường càng lâu, nhất là khi sự ổn định của đường máu không tốt thì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa dây thần kinh. Theo thống kê, viêm đa dây thần kinh xảy ra chủ yếu ở đối tượng mắc đái tháo đường từ 25 năm trở lên.
  • Bệnh thận mạn: Người bệnh mắc đồng thời cả đái tháo đường và bệnh thận mạn sẽ khiến cho hàm lượng chất độc trong máu tăng cao, dễ làm tổn thương các dây thần kinh.

Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường 2

Vì sao tiểu đường lại gây bệnh viêm đa dây thần kinh?

Các loại viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường gồm 3 loại rối loạn chính đó là rối loạn thần kinh tự động, rối loạn thần kinh vận động và rối loạn thần kinh cảm giác.

Rối loạn thần kinh cảm giác

Rối loạn thần kinh cảm giác ảnh hưởng đến các dây thần kinh mang thông tin về đau, va chạm, nhiệt độ và các xúc giác, cảm giác khác đến não. Dạng rối loạn này chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở chân và bàn chân, các dây thần kinh cánh tay và bàn tay cũng có thể bị ảnh hưởng, song tình trạng này ít phổ biến hơn.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh cảm giác người bệnh viêm đa dây thần kinh có thể gặp phải bao gồm ngứa, không thể cảm thấy đau, không phát hiện sự thay đổi nhiệt độ, không nhận thức được vị trí của khớp, cảm giác đau và bỏng rát có xu hướng tăng lên trong đêm…

Rối loạn thần kinh tự động

Các triệu chứng của rối loạn thần kinh tự không có thể kể đến như:

  • Các vấn đề về chức năng tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Các vấn đề về huyết áp chẳng hạn như huyết áp thấp, người bệnh có thể bị chóng mặt, thậm chí là ngất.
  • Mất các triệu chứng báo động của cơ thể khi đường huyết thấp.
  • Đi tiểu không tự chủ.
  • Nhịp tim không đều, có thể gây cảm giác đánh trống ngực.
  • Rối loạn bài tiết mồ hôi, cụ thể là tăng tiết mồ hôi.
  • Nam giới mắc rối loạn này có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn cương dương.

Rối loạn thần kinh vận động

Người có rối loạn thần kinh vận động, dây thần kinh vận động bị tổn thương khiến các cơ ở gốc chi, ngọn chi hay toàn bộ chi bị yếu và giảm vận động.

Các triệu chứng gây ra bởi rối loạn thần kinh vận động có thể bao gồm khó khăn trong việc đi bộ, ngã hoặc khó khăn khi vận động tay khi làm các công việc hàng ngày. Ngoài ra, bệnh thần kinh vận động còn có thể khiến người bệnh bị co giật cơ và chuột rút.

Tìm hiểu thêm: Bôi tế bào gốc sau laser có tác dụng gì?

Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường 3
Người bệnh viêm đa dây thần kinh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại

Điều trị viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường

Với sự tiến bộ trong y học, hiện nay, bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường hoàn toàn có thể điều trị được. Trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ chặt chẽ y lệnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được nồng độ đường trong máu đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 cần tuân thủ nghiêm ngặt việc tiêm insulin theo liều chỉ định.
  • Cùng với đó, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể bạn nên cắt giảm tối đa việc ăn đồ ngọt như kẹo, bánh trong thời gian điều trị viêm đa dây thần kinh. Kể các các loại trái cây tươi ngọt và béo như na, mít, dưa hấu mặc dù bình thường rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cũng cần hạn chế.
  • Hạn chế ăn chất bột đường đồng thời đảm bảo rải đều ra trong ngày để tránh tình trạng đường máu tăng cao. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi bữa, bạn nên giảm lượng bột đường xuống còn ⅓ so với bữa thông thường. Điều này có nghĩa, mỗi bữa bạn chỉ nên ăn 1 bát cơm và không ăn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều chất béo.
  • Ngoài ra, bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong trường hợp không có chỉ định riêng, bạn có thể đi bộ 15 phút mỗi buổi sáng và chiều. Điều này rất tốt cho hệ thần kinh.
  • Một chế độ điều trị đặc biệt dành riêng cho người bệnh viêm đa dây thần kinh đó là sử dụng vitamin B liều cao, liên tục. Các thuốc này có tác dụng tăng khả năng dẫn truyền thần kinh đồng thời tăng tái tạo bao dây thần kinh. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi được bác sĩ điều trị hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc này để tránh các rủi ro sức khỏe không đáng có.

Những điều cần biết về bệnh lý viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường 4

>>>>>Xem thêm: Niệu quản giãn do đâu? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Đi bộ rất tốt cho người mắc bệnh viêm đa dây thần kinh

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn đọc trong bản tin sức khỏe hôm nay. Mong rằng, bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý thần kinh này. Hãy liên hệ đến hotline của Kenshin nếu cần giúp đỡ bạn nhé.

Xem thêm:

  • Viêm dây thần kinh – Thông tin chi tiết, cách phòng và điều trị bệnh
  • Viêm dây thần kinh mắt có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán, điều trị bệnh

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *