Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai, đều là giai đoạn thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 40 đã hoàn chỉnh và không nhiều thay đổi so với một tuần trước, trừ việc phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục phát triển và trở nên dài hơn.Vậy thai 40 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Bạn đang đọc: Thai 40 tuần nặng bao nhiêu ký và mẹ cần chú ý gì?
Bước vào tuần thứ 40, đồng nghĩa với việc thời điểm dự kiến sinh đã gần kề và ngày chào đời của em bé sẽ đến rất sớm. Do đó, nhiều mẹ quan tâm đến việc biết cân nặng của thai nhi ở tuần thai thứ 40 là bao nhiêu. Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển của em bé khi chào đời. Hãy cùng khám phá thai 40 tuần nặng bao nhiêu ký và những điều cần lưu ý ở tuần thai thứ 40 qua bài viết dưới đây.
Contents
Thai 40 tuần nặng bao nhiêu ký? Thai bị nhẹ cân có sao không?
Hiểu rõ về cân nặng của thai nhi ở tuần 40 sẽ cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và giúp mẹ dự đoán thể chất của bé khi chào đời. Theo như dự kiến, cân nặng của bé vào lúc này khoảng 3,3 – 3,5 kg và chiều dài là khoảng 51,2 cm, tương đương với kích thước của một quả bí ngô.
Tuy nhiên, kích thước và cân nặng có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của mỗi em bé. Do đó, nếu thai nhi nhẹ cân hơn so với chuẩn mức, nhưng trong quá trình kiểm tra thai không phát hiện vấn đề gì bất thường, mẹ không cần quá lo lắng.
Đồng thời khi thai nhi của bạn ở tuần thai thứ 40 đã sẵn sàng cho quá trình chào đời. Tóc và móng tay của em bé vẫn tiếp tục mọc dài. Do tử cung đã trở nên chật chội so với kích thước cơ thể của bé, chuyển động của em bé có thể giảm đi một chút. Mặc dù điều này có thể là điều bình thường, nhưng nếu bạn lo lắng về việc thai nhi cử động quá ít, hãy thăm bác sĩ để được kiểm tra và đảm bảo an tâm, đồng thời giúp phòng tránh được mọi rủi ro có thể xảy ra.
Trong lúc chờ sinh, mẹ nên làm gì?
Ngoài việc xác định cân nặng của thai nhi ở tuần 40, mẹ cũng nên tập trung vào việc xây dựng nền tảng sức khỏe tốt và duy trì tinh thần thoải mái để chuẩn bị cho ngày sinh con sắp tới. Các bước mẹ bầu có thể thực hiện bao gồm:
Vận động để chuyển dạ nhanh hơn
Dù tháng cuối cùng mang lại nhiều khó khăn khi thai nhi ngày càng phát triển, nhưng mẹ hãy cố gắng duy trì hoạt động vận động để hỗ trợ quá trình chuyển dạ và làm cho quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách thực hiện các hoạt động đơn giản như đi bộ, lắc lư, xoay hông, ngồi xổm trên bóng bật hoặc quỳ hai tay chống xuống đất như tư thế bò, mẹ có thể giúp thai nhi dịch chuyển xuống thấp trong đường âm đạo dễ hơn.
Tắm bằng nước ấm để giúp giảm đau
Để giảm cảm giác đau nhức cơ, mệt mỏi lưng, đặc biệt là để giảm cơn đau gò chuyển dạ, mẹ bầu có thể tận dụng việc tắm bằng nước để được thoải mái và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không nên tắm ngay sau khi ăn, tránh ngâm mình trong bồn nước quá lâu và nhiệt độ nước không nên vượt quá 36 độ C để tránh nguy cơ bỏng da và để bảo vệ sức khỏe của thai nhi.
Kiểm tra một lần nữa giỏ đồ đi sinh
Để đảm bảo một cuộc “vượt cạn” suôn sẻ, việc chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh cho cả mẹ và bé là rất quan trọng. Mẹ nên kiểm tra lại giỏ đồ đi sinh một lần nữa để đảm bảo không bỏ quên các vật dụng quan trọng như giấy tờ, quần áo và vật dụng vệ sinh (tã dán, miếng lót, khăn, sữa tắm…).
Mẹ có thể sữ dụng sữa bổ sung magie và các vitamin nhóm B để giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cung cấp thêm năng lượng cho mẹ để sẵn sàng chào đón “thiên thần nhỏ” ra đời. Sử dụng sữa này đều đặn 2 – 3 ly/ngày không chỉ hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng mà còn giúp hạn chế tình trạng táo bón, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái trong ăn uống. Sữa cho mẹ bầu không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn cung cấp đầy đủ hệ dưỡng chất cho thai nhi bao gồm canxi, DHA, axit folic… Đặc biệt, nên sử dụng các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ yên tâm sử dụng mà vẫn kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo phì và tiểu đường thai kỳ.
Chú ý đến các dấu hiệu báo sinh
Dấu hiệu báo hiệu về quá trình sinh nở có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào bao gồm: Ra nhớt hồng, nước ối, đau bụng, đau lưng từng cơn hoặc cảm giác mắc rặn. Vì vậy, để đảm bảo sẵn sàng chào đón bé yêu, mẹ bầu cần chú ý đặc biệt vào những dấu hiệu này và kịp thời đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ trong quá trình sinh nở.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt
Một số câu hỏi thường gặp về tuần 40 của thai kỳ
Trong tuần thai thứ 40, nhiều mẹ bầu có thể đặt ra những thắc mắc như:
Thai đủ ký, đủ tháng nhưng vẫn chưa sinh có sao không?
Hầu hết thai nhi đủ ký và đủ tháng thì mẹ bầu thường sẽ chuyển dạ trong khoảng 1 tuần tính từ khi bước sang tuần 40. Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi ở tuần 40 đã đạt đủ kích thước về cân nặng và chiều dài, nhưng mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Trong trường hợp này, mẹ cần thăm bác sĩ để tìm hiểu và áp dụng các phương pháp kích sinh hỗ trợ, giúp mẹ sinh con một cách thuận lợi hơn.
Mang thai được 40 tuần có cần tiếp tục khám thai không?
Câu trả lời là có. Để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và an toàn, từ tuần thai 39 trở đi, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khám thai mỗi 3 ngày một lần.
Đến ngày dự sinh nhưng chưa chuyển dạ phải làm sao?
Khi đã đến ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra sức khỏe, ngôi thai, sự chuyển động và nhịp tim của em bé, cũng như đánh giá lượng nước ối.
>>>>>Xem thêm: Cách triệt lông nách bằng chanh đơn giản và hiệu quả tại nhà
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy mọi thứ đều bình thường, mẹ bầu có thể lựa chọn chờ đợi cho đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên. Ngược lại, nếu siêu âm chỉ ra rằng nhau thai không còn cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho em bé, bác sĩ có thể đề xuất phương án sinh mổ hoặc kích thích quá trình chuyển dạ.
Như vậy, điều quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 40 là cân nặng của em bé. Mẹ bầu nên thường xuyên thăm bác sĩ để kiểm tra định kỳ, đồng thời chú ý đến chế độ sinh hoạt, tập luyện và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ suốt quãng thời gian mang thai. Điều này giúp tăng cường sức khỏe của em bé và đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể