Nhiễm toan lactic liên quan đến metformin là một tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng ở bệnh nhân đái tháo đường, một khi xảy ra thì tỷ lệ tử vong rất cao. Bài viết này sẽ trình bày nguyên nhân gây nhiễm toan lactic của metformin, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tình trạng này.
Bạn đang đọc: Nhiễm toan lactic ở người bị đái tháo đường uống metformin
Mặc dù metformin đã trở thành thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đái tháo đường tuýp 2 nhưng một số bệnh nhân có thể không được dùng thuốc này do nguy cơ nhiễm axit lactic. Đây là tình trạng rất hiếm gặp nhưng gây ra biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Long châu tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Contents
Metformin là gì?
Metformin là thuốc hạ đường huyết dạng uống thuộc nhóm biguanide, làm giảm mức đường huyết chủ yếu bằng cách giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin của các mô ngoại biên bằng cách tăng hấp thu và sử dụng glucose ở ngoại biên. Metformin đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và được khuyến cáo là liệu pháp đầu tiên trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 vì chi phí thấp, an toàn và có thể giảm nguy cơ biến cố tim mạch.
Một số triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất do tác dụng phụ của metformin bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, đầy hơi và chán ăn. Trong đó, nhiễm toan lactic là tác dụng phụ vô cùng hiếm gặp có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường có một số bệnh lý mắc kèm khác. Thuốc này chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có nồng độ creatinine huyết thanh là 1,5 mg/dL trở lên đối với nam và 1,4 mg/dL trở lên đối với nữ do nguy cơ nhiễm toan lactic và biến chứng đe dọa tính mạng.
Nhiễm toan lactic là gì?
Lactate là anion của axit lactic – sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hóa glucose trong điều kiện kỵ khí trong tế bào, nó có thể tồn tại ở hai dạng L- và D-lactate. Nhiễm toan lactic là tình trạng nhiễm toan chuyển hóa phổ biến nhất với sự tích tụ L-lactate, pH máu giảm dưới 7,35 và rối loạn điện giải. Nhiễm axit L-lactic là kết quả của việc sản xuất quá nhiều lactate và/hoặc do giảm bài tiết axit qua thận.
Ngoài dùng metformin ở bệnh nhân đái tháo đường bị suy thận, nhiễm toan lactic còn có thể gặp trong bệnh sốc nhiễm trùng do tim (đặc trưng bởi tình trạng giảm tưới máu tạm thời hoặc kéo dài của các mô/cơ quan), nhiễm trùng máu, u ác tính (ung thư), nhiễm độc rượu nặng,… hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.
Nguyên nhân metformin gây nhiễm toan lactic
Gan là nơi chủ yếu loại bỏ các ion lactate, hydro và những bất thường trong quá trình chuyển hóa hiếu khí của lactate bởi ty thể trong tế bào gan và các tế bào khác có thể góp phần gây ra nhiều tình trạng lâm sàng, trong đó xảy ra tình trạng sản xuất quá mức và không sử dụng hết lactate.
Metformin chủ yếu được bài tiết dưới dạng không đổi thông qua thận và suy thận có thể gây ra sự tích tụ metformin, dẫn đến nồng độ metformin tăng cao. Trong quá trình tân tạo glucose, pyruvate được chuyển hóa thành glucose nhờ enzyme pyruvate carboxylase. Metformin làm giảm hoạt động của enzyme, dẫn đến tăng chuyển đổi pyruvate thành lactate và điều này gây ra nhiễm toan lactic.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đến metformin bao gồm:
- Mất nước nghiêm trọng làm giảm tưới máu mô;
- Suy tim sung huyết;
- Nhiễm trùng huyết;
- Sốc;
- Thiếu oxy mạn tính;
- Suy gan (giảm tân tạo glucose, thiếu hụt pyruvate dehydrogenase);
- Suy thận (giảm bài tiết metformin);
- Tuổi cao;
- Uống quá nhiều rượu.
Tuy nhiên, tỷ lệ dùng metformin gây nhiễm toan cực kỳ hiếm gặp, đa số là bệnh nhân có bệnh lý cấp tính nghiêm như suy thận nặng mới gây nhiễm toan lactic. Đối với những bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ kể trên thì gần như là rất ít xuất hiện tác dụng phụ này.
Tìm hiểu thêm: Tretinoin dùng lâu dài được không? Liệu pháp sử dụng tretinoin chăm sóc da hiệu quả
Triệu chứng của nhiễm toan lactic
Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan lactic không đặc hiệu, không có triệu chứng cụ thể hoặc bị che lấp bởi nhiều bệnh nguyên phát khác nhau, đặc biệt khi người bệnh thường mắc nhiều bệnh nặng như suy gan, suy thận, sốc… Bệnh nhân nhiễm toan lactic có thể nhanh chóng xuất hiện triệu chứng bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn là huyết áp thấp, nhiệt độ cơ thể thấp, mất nước, suy giảm ý thức, phản xạ chân tay yếu, đồng tử giãn, hôn mê sâu hoặc sốc.
Nhiễm toan lactic điều trị như thế nào?
Nhiễm axit lactic hiện chưa có phương pháp điều trị thích hợp. Việc cần làm là tập trung vào việc giảm nồng độ lactate trong máu bằng cách:
- Bổ sung dịch vào tĩnh mạch làm tăng thể tích máu: Tốt nhất là nhanh chóng truyền một lượng lớn nước muối sinh lý. Đây là phương pháp quan trọng để cấp cứu bệnh nhân đái tháo đường nhiễm toan lactic.
- Lọc máu: Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc bằng phương pháp thẩm tách không chứa lactate có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình bài tiết axit lactic và loại bỏ các thuốc gây nhiễm axit lactic, thường được sử dụng cho những bệnh nhân không dung nạp được natri và nước.
- Bổ sung insulin: Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị nhiễm axit lactic do không đủ insulin tương đối hoặc tuyệt đối và do đó cần phải điều trị bằng insulin.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt hình ảnh họng bình thường
Nhiễm toan lactic là tình trạng rối loạn axit-bazơ thường gặp trong y học, là một biến chứng hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và có khả năng đe dọa tính mạng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị thích hợp nhất, mục tiêu tập trung vào việc làm loãng nồng độ lactic trong máu và tăng thải trừ qua thận.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể