Tổng hợp 8 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày

Dưới đây là tổng hợp 8 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày, giúp cải thiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón… hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Tổng hợp 8 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày

Những người bị bệnh đau dạ dày thường hay bị đau bụng kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gẩ ra đau bụng và cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 8 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày. Tham khảo ngay nhé!

1. Gừng – giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến khi bị đau bụng. Gừng là một loại có mùi thơm, màu vàng tươi thường được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên để điều trị chứng buồn nôn và nôn mửa.

tong-hop-8-loai-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-benh-da-day-1

Gừng – loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày

Gừng có thể ăn sống, nấu chín hoặc ngâm trong nước nóng và dù là dạng nào thì cũng đều mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang trong thời gian ốm nghén. Ngoài ra, gừng còn rất hữu hiệu đối với những người đang hóa trị hoặc phẫu thuật lớn bởi những phương pháp điều trị này có thể gây buồn nôn và nôn mửa. Cách dùng khá đơn giản, chỉ cần dùng 1gr gừng mỗi ngày trước khi trải qua hóa trị hoặc phẫu thuật sẽ giúp làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này.

2. Hoa cúc La mã – Làm giảm nôn mửa và làm dịu đường ruột

Hoa cúc La mã là một loại cây thảo dược có hoa nhỏ màu trắng, đây cũng là một phương thuốc truyền thống chữa đau bụng. Hoa cúc có thể được sấy khô và pha thành trà hoặc có thể uống như một chất bổ sung.

Trong lịch sử, loài hoa này thường được sử dụng như một vị thuốc để điều trị loạt vấn đề về đường ruột bao gồm có chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, ngoài hoa cúc thì trong công thức còn kết hợp thêm nhiều loại thảo mộc khác nên rất khó để biết được liệu đây là tác dụng có lợi của hoa cúc hay từ sự kết hợp với những loại thảo mộc khác.

3. Bạc hà – Làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Một số trường hợp đau bụng do hội chứng ruột kích thích hoặc do chứng rối loạn đường ruột mãn tính sẽ gây ra đau dạ dày, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy. Bạc hà là một nguyên liệu an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn nên thận trọng với những người bị trào ngược nặng, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận hoặc rối loạn gan và túi mật. Bởi bạc hà có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ sơ sinh thường chậm tăng cân

tong-hop-8-loai-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-benh-da-day-2

Bạc hà – Làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

4. Cam thảo có thể làm giảm chứng khó tiêu và có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày

Cam thảo là một phương thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị chứng khó tiêu và ngăn ngừa loét dạ dày. Rễ cam thảo khử phân tử (DGL) có thể hữu ích để giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu do loét hoặc trào ngược axit.

5. Hạt lanh – Làm giảm táo bón và đau dạ dày

Hạt lanh là một loại hạt nhỏ, có dạng sợi có khả năng giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và đau bụng hiệu quả. Tình trạng táo bón mãn tính được định nghĩa là ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần và thường đi kèm với triệu chứng đau bụng và khó chịu.

Hạt lanh thường được sử dụng dưới dạng bột lanh xay hoặc dầu hạt lanh. Đối với người lớn khi bị táo bón chỉ cần uống khoảng 1 ounce (4 ml) dầu hạt lanh mỗi ngày liên tục trong 2 tuần sẽ cảm thấy đi tiêu nhiều hơn và độ đặc của phân tốt hơn.

6. Đu đủ – Giúp cải thiện tiêu hóa và bệnh ký sinh trùng

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới có màu cam, vị ngọt và thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trị chứng khó tiêu. Trong thành phần của đu đủ có chứa papain, đây là một loại enzyme có tác dụng giúp phân hủy protein trong thực phẩm mà chúng ta dung nạp mỗi ngày.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đu đủ thực sự có đặc tính chống ký sinh trùng, đồng thời sẽ làm tăng số lượng ký sinh trùng truyền qua phân của trẻ em.

tong-hop-8-loai-thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-benh-da-day-3

>>>>>Xem thêm: Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Đu đủ – Giúp cải thiện tiêu hóa và bệnh ký sinh trùng

7. Chuối xanh giúp giảm tiêu chảy

Đau bụng do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm thường đi kèm với tiêu chảy. Điều thú vị là một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cho trẻ bị tiêu chảy ăn chuối xanh đã nấu chín có thể giúp giảm số lượng, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các đợt bệnh.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chuối xanh đã nấu chín có hiệu quả loại bỏ tiêu chảy cao hơn gần 4 lần so với chế độ ăn chỉ có gạo.

Ngoài ra, vì tinh bột kháng được chuyển hóa thành đường khi chuối chín, người ta không biết liệu chuối chín có chứa đủ tinh bột kháng để có tác dụng tương tự hay không.

8. Thực phẩm giàu probiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột

Một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng đó là rối loạn vi khuẩn và mất cân bằng số lượng vi khuẩn trong đường ruột. Việc bổ sung thực phẩm giàu probiotics sẽ có lợi cho đường ruột và điều chỉnh sự mất cân bằng này. Từ đó sẽ làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đi tiêu không đều.

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng probiotic cao bao gồm có:

  • Sữa chua: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn sống, hoạt động tích cực sẽ giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy và táo bón hiệu quả.
  • Sữa bơ: Sữa bơ có khả năng giúp làm giảm tiêu chảy và táo bón hiệu quả.
  • Kefir: Việc uống khoảng 500mml kefir mỗi ngày liên tục trong một tháng có thể giúp người bị táo bón mãn tính đi tiêu thường xuyên hơn.

Ngoài ra, probiotics còn có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như miso, natto, dưa cải bắp, kim chi… đặc biệt những sản phẩm từ sữa lên men có thể giúp điều hòa nhu động ruột và giảm táo bón, tiêu chảy hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp 8 loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho sức khỏe đường ruột nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *