Mọc mụn ở viền môi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tình trạng da hiện tại của bạn là điều quan trọng để bạn có thể tự điều trị mụn tại nhà hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được sự tư vấn chuyên sâu và đầy đủ.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây mọc mụn ở viền môi
Việc xuất hiện mụn là điều không ai mong muốn, đặc biệt mọc mụn ở viền môi không chỉ gây tổn thất về thẩm mỹ mà còn tác động đến khả năng ăn uống. Ngoài ra, việc mọc mụn ở viền môi còn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Contents
Tình trạng mọc mụn ở viền môi là gì?
Mọc mụn ở viền môi không phải là hiếm gặp và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như ngứa hoặc cảm giác bỏng rát khó chịu tại môi, sau đó, những nốt mụn nước nhỏ xuất hiện quanh vùng miệng.
Các nốt mụn thường hình thành theo các nhóm, có thể làm môi sưng nề. Tình trạng mụn này cũng có thể mở rộng ra các vùng lân cận như trong miệng, mũi và má.
Nguyên nhân gây mọc mụn ở viền môi
Tình trạng mọc mụn ở viền môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các thống kê có khoảng 80% trường hợp này do virus HSV-1, một loại virus gây bệnh Herpes gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng mọc mụn ở viền môi.
Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà thường biểu hiện bằng các u nhú màu hồng, ẩm ướt, không đau xuất hiện ở cơ quan sinh dục, quanh mắt và miệng. Trong trường hợp nặng, các u nhú này có thể liên kết với nhau thành mảng giống như mào gà.
Bệnh Herpes
Herpes gây ra bởi virus HSV-1, đây là nguyên nhân phổ biến gây mụn nước xung quanh miệng. Trước khi mụn xuất hiện, người bệnh thường cảm thấy ngứa hoặc không thoải mái ở vùng quanh miệng. Mụn nước thường tự vỡ và tự khỏi sau 1-2 tuần, nên nhiều người không tìm kiếm cách điều trị.
Stress và căng thẳng kéo dài
Stress lâu dài có thể kích thích tăng hoạt động của tuyến dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Mụn thường xuất hiện nhiều ở khu vực mép miệng và cằm.
Da tiết nhiều dầu
Da mặt, đặc biệt là da dầu và hỗn hợp thường xuyên có nhiều dầu nhờn và bụi bẩn. Nếu không được làm sạch đúng cách, dầu có thể gây nghẽn chặt lỗ chân lông, gây mụn viêm và mọc mụn ở viền môi.
Chế độ ăn không khoa học
Thức ăn không lành mạnh, giàu dầu mỡ và thức ăn cay nóng có thể góp phần tạo điều kiện cho sự hình thành mụn, đặc biệt là mọc mụn ở viền môi.
Thiếu vệ sinh miệng và da quanh miệng
Sau khi ăn, nếu không làm sạch kĩ vùng da quanh miệng, lượng thức ăn dư thừa như nước mắm hay dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn ở viền môi.
Sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng
Việc sử dụng sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là son môi đã hết hạn sử dụng hoặc không chất lượng, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của mụn ở viền môi.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến người già cô đơn và giải pháp khắc phục hiệu quả
Khi nào cần đi khám bác sĩ về tình trạng mọc mụn ở viền môi?
Mọc mụn ở viền môi không chỉ gây mất thẩm mỹ và khó chịu khi ăn uống, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như sùi mào gà, bệnh Herpes,… Nếu có các dấu hiệu dưới đây bạn nên đi khám bác sĩ về tình trạng mọc mụn ở viền môi.
- Mụn chứa nhiều dịch mủ màu vàng.
- Mụn lan rộng đến các vùng xung quanh như má, cằm, khoang miệng.
- Mụn gây ngứa, rát, khó chịu.
- Mụn không khỏi và tái đi tái lại nhiều lần.
- Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, môi khô nứt nẻ, sụt cân, thay đổi vị giác.
Các phương pháp điều trị mọc mụn ở viền môi
Đối với các tình trạng mọc mụn ở viền môi đã được loại bỏ nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, bạn có thể thực hiện điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Chăm sóc ăn uống và sinh hoạt: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt vận động đều đặn. Hạn chế thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, thay vào đó ưu tiên thực phẩm giàu chất xanh và nước ép. Thể dục đều đặn giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, còn việc ngủ đủ giấc cũng có lợi cho làn da.
- Sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị mụn ở mép miệng: Việc sử dụng thuốc không kê đơn có thể là cần thiết nếu tình trạng mụn ở mép miệng của bạn kéo dài hoặc trở nên nặng hơn. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như benzoyl peroxide, lưu huỳnh, hoặc axit salicylic. Các hoạt chất này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, giúp phá vỡ mụn đầu trắng và mụn đầu đen ở mép miệng, hoặc kiểm soát lượng dầu thừa mà da sản xuất. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
- Hạn chế việc nặn mụn bằng tay: Tránh sử dụng tay để nặn mụn tại nhà vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Sử dụng sữa chua: Không chỉ ngon miệng, sữa chua còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho da. Các thành phần trong sữa chua cũng hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng. Thường xuyên tiêu thụ sữa chua có thể giúp da trở nên mềm mại và đẹp hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần áp dụng sữa chua không đường nhẹ nhàng lên vùng da mụn, để trong vòng khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Lặp lại quy trình này khoảng 3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
- Sử dụng tỏi: Tỏi chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, và có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị mụn và làm mờ vết thâm. Lột vỏ tỏi, rửa sạch, sau đó nghiền nhuyễn và đắp lên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Lưu ý: Nếu thấy hiện tượng bất thường cần ngưng sử dụng.
- Vệ sinh da mặt và miệng: Rửa mặt và tẩy trang đều đặn, đồng thời lưu ý lau miệng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn bám lại ở khu vực quanh miệng và gây mụn.
>>>>>Xem thêm: Mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và triệu chứng hen phế quản ở trẻ em
Nếu đã sử dụng các cách trên mà tình trạng mụn mọc ở viền môi vẫn kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin chi tiết và hữu ích về nguyên nhân gây mọc mụn ở viền môi cũng như cách chăm sóc da một cách hiệu quả để đạt được làn da khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể