Cá trê: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe

Cá trê là một trong số những loại cá nước ngọt dễ kiếm, giá rẻ nên được dùng phổ biến. Dù là món ăn dân dã nhưng các món chế biến từ cá trê lại có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích với sức khỏe. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về lợi ích khi ăn cá trê, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin bạn nhé!

Bạn đang đọc: Cá trê: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe

Ăn cá nhiều có tốt không? Câu trả lời là ăn nhiều cá tốt hơn ăn nhiều thịt. Cá trê là một loài cá dân dã, rẻ tiền, phổ biến nên thường bị đánh giá thấp về giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây lại là loại cá mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài dùng để tẩm bổ, cá trê còn được sử dụng trong các món ăn bài thuốc chữa bệnh.

Có những loại cá trê phổ biến nào?

Họ cá trê có tất cả khoảng 15 chi, 114 loài và tất cả trong số đó đều là loài cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe. Cá trê thường sống ở ao hồ, mương, ruộng – những nơi có nhiều bùn lầy và nồng độ oxy thấp. Loài này có đặc điểm đặc biệt hơn các loại cá khác là có thể sống trên khu vực cạn khá lâu mà không bị khô da vì có thể hấp thụ canxi trong không khí.

Cá trê có đầu dẹp, thân thon dài, hình trụ, nhỏ dần về phía đuôi. Toàn thân chúng được bao phủ bởi lớp da trơn bóng và có nhiều chất nhầy. Da phần bụng có màu trắng hoặc vàng nhạt, khác với da vùng lưng. Ở Việt Nam hiện đang có 5 loài cá trê được khai thác và nuôi gồm: Cá trê đen, cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê phi, cá trê lai. Và dù bạn chọn mua loại nào, thì chúng cũng giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cá trê: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe 1

Cá trê là loài cá nước ngọt dân dã nhưng bổ dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt cá trê

Trong 100 gram thịt cá trê chưa nấu chín cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như trong bảng sau:

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Chất dinh dưỡng

Hàm lượng

Calo

105

Selen

26% nhu cầu hàng ngày

Chất béo

2,9 gram

Photpho

24% nhu cầu hàng ngày

Protein

18 gram (39% nhu cầu hàng ngày)

Thiamine

15% nhu cầu hàng ngày

Natri

50 mg

Kali

19% nhu cầu hàng ngày

Vitamin B12

121% nhu cầu hàng ngày

Cholesterol

24% nhu cầu hàng ngày

Omega-3

237 mg

Omega-6

337 mg

Lợi ích sức khỏe khi ăn thịt cá trê

Theo bảng thành phần dinh dưỡng bên trên, ta có thể thấy thịt cá trê ít calo và natri, nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Vậy khi ăn thịt cá trê, chúng ta sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe nào?

Thịt cá trê tốt cho thị lực

Thịt cá trê chứa nhiều omega-3 nên tốt cho thị lực, phòng ngừa các bệnh liên quan đến thoái hóa điểm vàng. Trong cá trê cũng chứa lượng lớn một dạng vitamin A có tên là Retinol giúp loài cá này tăng cường thị lực ban đêm. Vì vậy, thường xuyên ăn cá trê cũng giúp chúng ta sở hữu đôi mắt tinh tường hơn.

Thịt cá trê tốt cho hệ hô hấp

Ăn thịt cá trê thường xuyên giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, phòng ngừa nhiều bệnh đường hô hấp. Theo các nghiên cứu, người có thói quen ăn cá trê thường xuyên sẽ có lá phổi khỏe mạnh hơn những người không ăn khi về già.

Cá trê là thực phẩm hỗ trợ giảm cân

Thịt cá trê giàu protein, ít chất béo hơn nhiều so với các loại thịt bò, thịt gà. Vì vậy, đây là thực phẩm hỗ trợ giảm cân lý tưởng. Thực phẩm giàu protein cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, giúp chúng ta có cảm giác no lâu hơn nên hạn chế ăn vặt. Khi tiêu thụ protein, cơ thể cũng cần đốt cháy nhiều calo hơn. Ngoài ra, protein giúp chúng ta giảm cân mà không bị mất cơ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp giáo dục trẻ thông qua đồ chơi cực hiệu quả

Cá trê: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe 2
Thịt cá trê có thể chế biến thành nhiều món khác nhau

Thịt cá trê tốt cho hệ thần kinh

Trong thịt cá trê chứa nhiều vitamin B12 – đây là loại vitamin giúp chúng ta có hệ thần kinh khỏe mạnh. Trong bộ não con người có đến 60% là chất béo, trong đó omega-3 là chất béo chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Tiêu thụ nhiều thịt cá trê giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, kiểm soát các rối loạn cảm xúc. Điều này tốt cho tất cả mọi người từ trẻ em đến người cao tuổi.

Ăn thịt cá trê thường xuyên tốt cho xương và răng

Trong thịt cá trê có hàm lượng dồi dào khoáng chất photpho. Khoáng chất này giúp duy trì và cải thiện sức khỏe xương, răng. Thêm cá trê vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách bổ sung photpho lành mạnh và cách để thụ hưởng nhiều lợi ích sức khỏe từ các thành phần dưỡng chất khác.

So sánh giá trị dinh dưỡng của cá trê hoang dã và cá trê nuôi

Một số người muốn biết giữa cá trê đánh bắt ngoài tự nhiên và cá trê nuôi, loại nào tốt hơn? Mỗi loại cá trê sẽ có một số ưu điểm riêng, cụ thể là:

Cá trê hoang dã phải di chuyển nhiều để tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên nên thịt sẽ chắc hơn, nạc hơn. Tuy nhiên, trọng lượng cá trê hoang dã thường nhỏ hơn. Vì chúng ta không thể kiểm soát môi trường sống của chúng cũng như loại thức ăn mà chúng ăn vào nên nguy cơ cá trê tự nhiên nhiễm ký sinh trùng sẽ cao hơn.

Cá trê: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe 3

>>>>>Xem thêm: Viêm hạch mạc treo do đâu?

Thành phần dinh dưỡng của cá trê thích hợp để chúng ta ăn thường xuyên

Cá trê nuôi được cho ăn bằng chế độ giàu protein để tăng trọng lượng và tăng giá trị kinh tế. Vì vậy, kích thước cá trê nuôi thường to hơn, hàm lượng các chất dinh dưỡng có thể cao hơn thịt cá trê hoang dã. Tuy nhiên, thịt cá nuôi lại thường không chắc bằng thịt cá trê hoang dã. Thêm một vấn đề khác, vì được nuôi với mật độ dày đặc nên cá trê nuôi dễ bị bệnh. Người nuôi sẽ cần thêm kháng sinh vào thức ăn của cá. Nếu người nuôi lạm dụng kháng sinh, những người tiêu dùng sử dụng cá trê nuôi thường xuyên sẽ tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Vì vậy, cá trê nuôi hay cá trê tự nhiên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy khẩu vị và nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn loại cá trê phù hợp. Dù là được nuôi hay sống hoang dã, đây cũng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Trên đây là những thông tin về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà loại cá nước ngọt dân dã này mang lại. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn nên mua cá trê tươi, sạch ở những nguồn đảm bảo. Trước khi chế biến hãy sơ chế sạch sẽ, loại bỏ phần ruột để tránh nhiễm ký sinh trùng bạn nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *