Khái quát và ứng dụng hormone ANP trong điều trị

Hormone ANP là gì? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các bệnh nhân khi thực hiện xét nghiệm về tim mạch. Các xét nghiệm peptide lợi niệu có tầm quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh tim mạch chuẩn xác hơn.

Bạn đang đọc: Khái quát và ứng dụng hormone ANP trong điều trị

Peptide natri lợi niệu (NP) là peptit nội tiết thần kinh dùng để chống lại những hoạt động của hệ thống Renin-angiotensin. Peptit natri lợi niệu có 3 loại chính là ANP, BNP và CNP. Xét nghiệm này được sử dụng chủ yếu trong phòng cấp cứu đối với bệnh nhân tim mạch trong giai đoạn nguy kịch. Vậy hormone ANP là gì? Ứng dụng của hormone này như thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây.

Hormone ANP là gì trong peptide lợi niệu?

Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ (ANP – Atrial natriuretic peptide) là loại hormone được buồng tâm nhĩ của tim sản xuất ra. Hormone này được phóng thích nhằm đáp ứng sự gia tăng huyết áp và thể tích. Bên cạnh đó, hormone ANP còn đóng vai trò chủ yếu trong việc cân bằng dịch thể, điều chỉnh huyết áp và ổn định chức năng của thận.

Khái quát về Hormone Anp là gì? Ứng dụng Hormone Anp trong điều trị 1

Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ (ANP – Atrial natriuretic peptide) là loại hormone được buồng tâm nhĩ của tim sản xuất ra

Cụ thể, hormone ANP thuộc peptide natriuretic bao gồm cả peptide natri lợi niệu não (BNP) và peptide natri lợi niệu type C (CNP – C-type natriuretic peptide). Các peptide được giải phóng ở tim và nhận nhiệm vụ liên quan đến việc điều hòa tim mạch.

Trong thực tế, người bị bệnh suy tim đang có xu hướng tăng cao theo độ tuổi. Chủ yếu là trong độ tuổi từ 45 – 54 tuổi (tỷ lệ 1 – 2%) và trên 75 tuổi (khoảng 10%). Do đó, các xét nghiệm sinh học này được chú trọng hơn trong việc chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi hiệu quả khi điều trị bệnh.

Cấu trúc của hormone ANP

Hormone ANP được tạo thành bởi 28 loại axit amin và nằm trong họ peptide natriuretic.

Chức năng của hormone ANP là gì?

Một số chức năng của ANP gồm có:

  • Cân bằng dịch thể: Đây là một trong những chức năng chính của ANP. Nó giúp tăng sản xuất nước tiểu, bài tiết natri hoặc điều chỉnh cân bằng chất lỏng và điện giải.
  • Điều hòa huyết áp: ANP có công dụng hạ huyết áp thông qua việc thúc đẩy sự giãn mạch (mở rộng mạch máu) và giảm thể tích máu lưu thông.
  • Ức chế hệ thống Renin-angiotensin-aldosterone: ANP còn có chức năng ức chế hệ thống Renin-angiotensin-aldosterone và góp phần vào việc điều hòa huyết áp.

Sử dụng và điều trị với ANP

ANP được ứng dụng trong xét nghiệm để chẩn đoán căn bệnh suy tim. Khi các hormone này trong máu quá cao là dấu hiệu để cảnh bảo bệnh suy tim. Ngoài ra, ANP còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh suy tim bởi công dụng hạ huyết áp và cải thiện chức năng tim.

Bên cạnh công dụng điều trị bệnh, việc ứng dụng liệu pháp ANP vẫn xuất hiện một số tác dụng phụ kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh và buồn nôn. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể tự khỏi.

Các yếu tố khác trong lợi niệu

Trong lợi niệu natri có 3 yếu tố đã được xác định gồm có peptide lợi niệu natri tâm nhĩ (ANP), peptide lợi niệu natri não (BNP) và peptide lợi niệu natri type C (CNP).

Khái quát về Hormone Anp là gì? Ứng dụng Hormone Anp trong điều trị 2

Peptide lợi niệu bao gồm ANP, BNP và CNP

Hormone BNP là gì?

Ngoài ANP, các nhà nghiên cứu còn tìm ra peptide lợi niệu thứ hai ở não lợn và đặt tên là peptide lợi niệu natri não (BNP – Brain natriuretic peptide) vào năm 1988. Hormone BNP này được sản xuất chính ở tâm thất và được đổi tên lại thành peptide lợi niệu natri loại B (B-type natriuretic peptide). Việc đổi tên này để thuật ngữ BNP được giữ nguyên và minh họa rõ bản chất của peptide ở tim. Giống với tâm nhĩ, khi bị kéo căng, tâm thất sẽ giải phóng BNP nên có chức năng tương tự ANP.

BNP là chất chỉ thị của suy tim xung huyết. BNP tăng cao, suy tim xung huyết sẽ càng nặng. Xét nghiệm này được dùng trong trường hợp cấp cứu và hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, phân biệt bệnh suy tim với khó thở (SOB).

Hormone CNP là gì?

Vào năm 1990, một peptide lợi niệu natri khác đã được phát hiện ở não lợn và đặt tên là peptide lợi niệu natri loại C – CNP. Tuy nhiên, hormone CNP sẽ không có chức năng lợi niệu natri trực tiếp mà chỉ đóng vai trò tương tự một peptide thần kinh.

Peptide lợi niệu có cơ chế hoạt động thế nào?

Peptide lợi niệu Natri týp B (BNP) cũng là thành viên trong họ bốn peptide natri lợi tiểu ở người với chung một cấu trúc vòng 17 peptide. Peptide natri lợi tiểu nhĩ (ANP) là chất được xác định đầu tiên. Đây là polipeptit với 28 axit amin được sinh ra từ đầu tận cùng C của prohormone proANP. Chúng nằm chủ yếu ở tâm nhĩ tim và được tiết ra để đáp ứng các co giãn của tâm nhĩ. Thông thường, trái tim tiết khá ít lượng ANP. Tuy nhiên, mức độ này tăng cao đối với bệnh nhân bị phì đại thất trái (LV) và bệnh hở van hai lá.

Tìm hiểu thêm: Cách đo kích thước dương vật chính xác? Kích thước bao nhiêu là bình thường?

Khái quát về Hormone Anp là gì? Ứng dụng Hormone Anp trong điều trị 3
Cơ chế hoạt động cơ bản của peptide lợi niệu

Sau đó, peptide lợi niệu được phát hiện có nồng độ cao ở mô tim và tâm thất. Trong đó, peptide lợi tiểu natri loại C (CNP) và peptide lợi tiểu natri Dendroaspis (DNP) có hoạt động tương tự trong hệ mạch ngoại vi và tâm nhĩ.

Trước đây, peptide lợi niệu ở dưới dạng tiền chất polypeptide 108 axit amin, proBNP trong hạt tiết ở tâm thất và ở tâm nhĩ với mức độ thấp. ProBNP được tiết ra để đáp ứng khối lượng quá tải dẫn đến căng cơ tim. Nó được cắt 76 peptide sinh học trơ N đoạn – terminal NT – proBNP, 32 loại peptide và sinh học hoạt tính hormone peptide lợi niệu.

Áp lực làm đầy tâm thất cao sẽ kích thích giải phóng ANP và BNP. Hai loại này có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp và ức chế hệ thống Renin-angiotensin aldosterone. Mặt khác, nó còn có chức năng bảo vệ, chống lại quá trình tái cấu trúc và xơ hóa khi bệnh suy tim tiến triển.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy nồng độ BNP ở mô cơ tim cao hơn nồng độ ANP. Vì vậy, BNP được xem là dấu hiệu hữu ích về tăng áp lực đổ đầy thất trái (LV) và rối loạn chức năng LV.

Phương pháp và ứng dụng peptide lợi niệu trong lâm sàng

Peptide lợi niệu là phương pháp được ứng dụng trong thực hiện khám bệnh lâm sàng để chẩn đoán, theo dõi, chữa trị và tiên lượng bệnh.

Khái quát về Hormone Anp là gì? Ứng dụng Hormone Anp trong điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn cho người xạ trị nhanh phục hồi sức khỏe

Xét nghiệm peptide lợi niệu để chẩn đoán và theo dõi bệnh

Ứng dụng để chẩn đoán bệnh

Định lượng peptide lợi niệu huyết tương có tác dụng chẩn đoán bệnh suy tim đối với bệnh nhân có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, nổi tĩnh mạch ở cổ, nặng ngực, phù ngoại biên,… Bên cạnh đó, nó còn được dùng để thay đổi điện tâm đồ, bóng tim to trong chụp X-quang,…

Mặt khác, peptide lợi niệu huyết tương còn có thể chẩn đoán bệnh suy tim ở tâm trương, cho phép phân biệt triệu chứng khó thở do suy tim (peptide lợi niệu cao) hoặc khó thở do bệnh viêm phế quản (peptide lợi niệu bình thường).

Ứng dụng trong theo dõi và chữa trị bệnh

Lượng peptide lợi niệu ở huyết tương được dùng để tối ưu hoá hiệu quả điều trị suy tim, bệnh có thể thuyên giảm khi các triệu chứng lâm sàng giảm. Để giảm nồng độ peptide lợi niệu huyết tương cần sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, dẫn xuất của nitrate, aldactone, thuốc ức chế men chuyển và thuốc để ức chế thụ thể.

Dự đoán tiên lượng bệnh

Các bác sĩ có thể dự đoán về khả năng phát triển của bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim thông qua nồng độ peptide lợi niệu trong huyết tương.

Trong bài viết này, Kenshin đã giúp bạn giải đáp về câu hỏi hormone ANP là gì? Đồng thời, chúng tôi còn đưa ra các thông tin sơ lược liên quan đến loại hormone này. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn các nội dung tham khảo hữu ích.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *