Bệnh vàng da ở chó có lây sang người không? Câu hỏi thắc mắc này đã nhận được nhiều sự quan tâm từ chủ vật nuôi. Trong quá trình phát bệnh, chó sẽ có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, tiêu chảy và sút cân nhanh chóng. Tìm hiểu cụ thể qua bài viết của Kenshin.
Bạn đang đọc: Chia sẻ: Bệnh vàng da ở chó có lây sang người không?
Bệnh vàng da ở chó là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đối với sức khỏe thú cưng. Bệnh này kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, lừ đừ, tiêu chảy, sốt,…
Bệnh vàng da ở chó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy bệnh vàng da ở chó có lây sang người không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp cụ thể.
Contents
Tìm hiểu về bệnh vàng da ở chó
Bệnh vàng da (Icterus hoặc Jaundice) là tình trạng chuyển sang màu vàng ở niêm mạc của nướu, ở mũi, bộ phận sinh dục và một số vùng khác. Đây là do nồng độ bilirubin tăng cao làm biến đổi sắc tố mật do sự phân hủy hemoglobin ở trong các tế bào hồng cầu (RBC).
Khi tỷ lệ RBC tăng sẽ làm cho nồng độ bilirubin cũng tăng cao hơn. Nồng độ bilirubin cao làm cho vấn đề bài tiết trở nên bất thường và tích tụ lại trong các mô. Ngoài ra, nồng độ bilirubin còn gia tăng trong các trường hợp bài tiết bilirubin bị cản trở do một số bệnh lý khác gây ra. Khi đó, mật không thể chảy từ gan đến tá tràng do bị tắc nghẽn cơ học hoặc có khối u tân sinh. Nếu nồng độ này tăng cao, da của chó bị biến đổi sang màu vàng, tổn thương gan, thận và ảnh hưởng đến các mô của não.
Triệu chứng nhận biết bệnh vàng da ở chó
Bệnh vàng da khiến cho chó có tình trạng chán ăn, bỏ ăn, gầy yếu, mệt mỏi và sút cân. Chó có thể liên tục nôn ra thức ăn, tiêu chảy không dứt, cảm thấy khát nước, uống nhiều nước và nước tiểu có màu đỏ sẫm. Nếu chuyển biến nặng, chó xuất hiện triệu chứng sốt và đau vùng bụng. Đó là do các tế bào gan bị chết và không thể phục hồi thay thế. Ở giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng đến 80%. Điều này làm gan bị xơ cứng (xơ gan) gây suy nhược cơ thể.
Trong trường hợp nghiêm trọng, chó sẽ bỏ ăn, mệt mỏi, thở gấp, vàng da và niêm mạc. Nếu kéo dài, chó có thể rơi vào nguy cơ tử vong cao. Do đó, nếu có các dấu hiệu này, chủ nuôi nên nhanh chóng mang thú cưng đến thú y để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh vàng da ở chó?
Bệnh vàng da ở chó có nguyên nhân chủ yếu là từ gan với tình trạng suy giảm chức năng gan. Điều này sẽ khiến cho sắc tố bilirubin thay đổi gây trào ngược lượng sắc tố bilirubin vào niêm mạc và các mô của chó. Sự biến đổi này làm cho miệng, mũi, niêm mạc mắt, da,… chuyển dần sang màu vàng.
Bên cạnh đó, bệnh vàng da ở chó còn do một số nguyên nhân khác gây ra như sau:
- Do ký sinh trùng: Giun tim Heart Worm gây ra;
- Hội chứng Cushing;
- Đái tháo đường Diabetes;
- Khối u;
- Ung thư;
- Viêm tụy, sỏi hoặc nhiễm trùng;
- Tắc nghẽn ống mật;
- Chấn thương;
- Bị trúng độc hóa chất: Thuốc trừ sâu, bả chuột dạng carbon tetrachloride hoặc tiêm thuốc quá liều làm phá hủy gan.
- Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và virus: Bệnh viêm gan truyền nhiễm Canine Hepatitis và bệnh Leptospirosis.
Bệnh vàng da ở chó có lây sang người không?
Nếu chó bị vàng da là do các sắc tố bilirubin gây ra sẽ không gây lây lan sang người. Tuy nhiên, nếu bệnh vàng da ở chó xuất phát từ vi khuẩn lây truyền thông qua nước tiểu của các loài vật gặm nhấm có thể lây truyền sang người hoặc một số động vật khác.
Tìm hiểu thêm: Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết
Cách thức chẩn đoán bệnh vàng da ở chó
Để có thể chẩn đoán bệnh vàng da ở chó, chủ nuôi cần cung cấp các thông tin bệnh liên quan đến thú cưng cho bác sĩ. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể lực và những xét nghiệm cơ thể chi tiết. Khi đã chẩn đoán và nắm rõ tình trạng bệnh của chó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp theo từng mức độ.
>>>>>Xem thêm: Lợi thừa ở răng hàm phải làm sao?
Một số xét nghiệm cần làm như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và xét nghiệm phân tích nước tiểu. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp những thông tin để bác sĩ có các chẩn đoán chính xác.
Việc xét nghiệm công thức máu sẽ cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc RBC hoặc các thay đổi có liên quan đến tình trạng bệnh nền do thiếu máu nặng, ký sinh trùng máu và mức tiểu cầu thấp bất thường. Khi xét nghiệm hóa sinh, các chỉ số cho thấy mức men gan ở chó có sự bất thường do bị tổn thương gan. Việc xét nghiệm phân tích nước tiểu sẽ cho thấy nồng độ bilirubin trong nước tiểu.
Chẩn đoán bằng chụp X-quang có thể xác định cụ thể về cấu trúc, kích thước của gan và cơ quan trung tâm ở bệnh. Chụp X-quang để phát hiện tình trạng gan to, các khối u, lá lách phì đại trong một số trường hợp và các vật lạ khác. Chụp X-quang ngực để thấy tình trạng di căn khi chó xuất hiện các khối u. Siêu âm cơ thể để bác sĩ đánh giá chi tiết cấu trúc gan, phân biệt giữa bệnh gan với tình trạng bị tắc nghẽn đường mật hoặc phân biệt khối u với tắc nghẽn cơ học.
Ngoài các xét nghiệm trên, thú cưng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán cụ thể bệnh vàng da ở chó. Tuy nhiên, tất cả còn dựa vào việc phân tích nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu mô gan để phân tích và đánh giá bệnh chi tiết hơn.
Phương pháp điều trị vàng da ở chó
Điều trị căn bệnh vàng da ở chó còn phụ thuộc vào nhiều nguyên khác nhau gây ra bệnh. Ở mỗi nguyên nhân, phương pháp điều trị bệnh có sự thay đổi phù hợp.
- Trường hợp mắc ung thư: Nên sử dụng hóa trị để điều trị. Phương pháp này được dùng để giảm kích thước của khối u hoặc phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô bị ảnh hưởng.
- Nguyên nhân do bệnh gan: Có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị và làm giảm viêm gan.
- Trường hợp chó bị thiếu máu: Truyền máu được đánh giá là phương pháp tốt nhất.
- Trường hợp chó bị nhiễm khuẩn: Nên sử dụng kháng sinh trong điều trị để tăng thêm sức đề kháng và giúp cho thú cưng mau khỏe hơn.
Thắc mắc về bệnh vàng da ở chó có lây sang người không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Có thể nói, bệnh vàng da là một trong những căn bệnh đáng lo ngại ở chó. Do đó, việc chăm sóc về sức khỏe và môi trường sống cho vật nuôi là điều cần thiết. Qua đây, chúng tôi hy vọng chủ nuôi sẽ có thêm các kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc cho thú cưng.
Xem thêm:
- Bệnh dại là gì? Nguồn lây truyền từ đâu, cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
- Bệnh Parvo ở chó có lây sang người không? Nguyên nhân là do đâu?
- Giải đáp thắc mắc: Ghẻ Demodex ở chó có lây sang người không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể