Viêm xương vừng có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Xương vừng là cấu trúc xương nhỏ nằm trong gân và cơ thể người có khoảng 46 xương vừng ở các vị trí khác nhau. Viêm xương vừng là bệnh không thể chủ quan bởi không kịp điều trị bạn sẽ phải chịu những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Viêm xương vừng có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Cơ thể người có những cấu trúc xương riêng và chúng đều có chức năng nhất định. Và trong đó xương vừng chính là cấu trúc xương nhỏ đóng vai trò quan trọng. Trên cơ thể người có khoảng 46 – 49 xương vừng và chúng tham gia vào việc hỗ trợ di chuyển. Vậy viêm xương vừng gây ảnh hưởng ra sao?

Xương vừng Fabella là gì?

Xương vừng tên tiếng anh là Sesamoid Bone trong đó có hai loại xương vừng được đặt tên riêng là Patella và Fabella. Riêng xương vừng Fabella là một cấu trúc nhỏ nằm trong gân của cơ sinh đôi ngoài, vị trí ngay phía sau lồi cầu ngoài xương đùi. Xương vừng nhìn chung đóng vai trò thiết yếu trong quá trình vận động của gân, có tác dụng định hướng chuyển động gân và giảm ma sát khi gân chuyển động. Vậy tuy chỉ là cấu trúc xương nhỏ nhưng khi viêm xương vừng thì chúng thực sự ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Viêm xương vừng và những điều cần biết về bệnh 1

Có khoảng 46 – 49 xương vừng trong cơ thể và Fabella là xương vừng khá đặc biệt

Sự xuất hiện của xương vừng Fabella trong cơ thể gây ra nhiều tranh cãi về sự hình thành của chúng. Có giả thuyết cho rằng xương Fabella được hình thành từ trong thời kỳ bào thai tuy nhiên sau đó xảy ra canxi hoá. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng xương Fabella có 3 hình thái cấu trúc khác nhau, đó là cấu trúc xương, cấu trúc sợi và cấu trúc sụn sợi. Sự hình thành của xương vừng Fabella đôi khi dễ gây ra nhầm lẫn là tổn thương trong bệnh lý u sụn màng hoạt dịch hay các bệnh lý thoái hóa khớp.

Viêm xương vừng có nguy hiểm không?

Ngoài xương vừng Fabella kể trên thì đa phần nhắc đến xương vừng ta nghĩ ngay đến bàn chân vì chúng tập trung nhiều ở bộ phận này. Có hai xương vừng hình bán nguyệt hỗ trợ bàn chân trong quá trình vận động cho nên có những chấn thương nào xảy ra làm thay đổi cấu trúc bàn chân đều có thể gây đau và viêm. Vậy nên đau xương bàn chân là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc phải chứng viêm ở xương vừng. Một số người có tính chất công việc đặc thù như vũ công, vận động viên chạy bộ, người hay mang giày cao gót hay di truyền có vòm chân cao đều là đối tượng dễ bị viêm ở xương vừng.

Bệnh có thể không dễ dàng được phát hiện bởi tuỳ vào mức độ viêm mà cơ thể người bệnh có những cơn đau khác nhau. Đôi khi bạn chỉ cảm thấy hơi sưng, nóng nhẹ hay đỏ ở bàn chân. Vậy nên cách tốt nhất là ngay sau khi có những dấu hiệu lạ ở bàn chân, các khớp ngón thì phải đến gặp bác sĩ để được chỉ định chụp X- quang.

Tìm hiểu thêm: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Viêm xương vừng và những điều cần biết về bệnh 2
Viêm xương vừng dễ nhận biết khi bàn chân xuất hiện đau nhức

Viêm xương vừng điều trị như thế nào? Ở các bệnh nhân bị viêm ở xương vừng trong tình trạng nhẹ, không gây sưng đỏ thì có thể không đi giày gây đau là đủ. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại thì buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn những giày dép có đế dày cùng các dụng cụ chỉnh hình giúp giảm áp lực xuống xương vừng.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid kết hợp với gây tê cục bộ để tiến hành phẫu thuật. Thực tế phẫu thuật cắt bỏ xương vừng còn gây nhiều tranh cãi bởi chúng có nguy cơ làm thay đổi cơ sinh học và vận động của bàn chân. Tuy nhiên nếu đã can thiệp liệu pháp chỉnh hình không xâm lấn nhưng vẫn không hiệu quả thì buộc phải cân nhắc đến phẫu thuật.

Ngăn ngừa viêm xương ra sao?

Thực tế không chỉ viêm xương vừng là gây ảnh hưởng đến di chuyển cũng như chất lượng sống, hầu như bất kỳ phản ứng viêm nào xảy ra trên cơ thể đều mang nhiều nguy cơ. Đặc biệt đối với xương khớp thì triệu chứng viêm không được điều trị ngay sẽ khiến cấu trúc xương bị thay đổi, thoái hoá xương khớp và nặng hơn là khiến cơ thể khó di chuyển, khó vận động bình thường. Vậy cách tốt nhất là phải biết cách phòng viêm xương hiệu quả:

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và đầy đủ chất chính là yếu tố quan trọng giúp xương chắc khoẻ, ngừa các bệnh lý xương khớp xảy ra. Bạn cần bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch, chống phản ứng viêm xảy ra.

Đặc biệt tăng cường ăn trái cây tươi như cam, bưởi, đu đủ hay các loại rau như bông cải xanh, cải mầm, cải xoăn để ngừa đau nhức xương khớp. Thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá hồi, quả óc chó, ngũ cốc nguyên hạt được ví như “thực phẩm vàng” cho người mắc bệnh xương khớp mà bạn không thể bỏ qua. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích nên uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi, ngừa loãng xương cho cơ thể.

Viêm xương vừng và những điều cần biết về bệnh 3

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về tình trạng đau cơ liên sườn

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh quyết định đến sức khoẻ xương khớp

Luyện tập

Như đã đề cập, viêm xương vừng có thể dễ mắc phải với những ai vận động mạnh với tần suất cao như vũ công, người hay mang giày cao gót. Tuy nhiên thực tế nếu ít vận động thì đây cũng là nguyên nhân dễ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp hơn. Cụ thể người béo phì dễ viêm xương sau phẫu thuật hơn so với người bình thường. Vậy nên đừng quên tập luyện với những bộ môn vừa sức như đạp xe, yoga.

Nghỉ ngơi

Một số người bắt buộc phải di chuyển và tập luyện với tần suất cao như vận động viên sẽ làm tăng gánh nặng lên xương khớp. Vậy cách để bảo vệ xương lúc này là có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Thông thường với những người hoạt động trong lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp, luôn có lịch trình được xây dựng khoa học nhất về chế độ tập và nghỉ ngơi. Riêng với người bình thường, bạn nên chủ động cân nhắc thời gian nghỉ để cơ thể được hồi phục sau tập luyện. Riêng bệnh nhân đang bị viêm xương thì phải giảm mức độ di chuyển, làm việc để tránh bệnh trở nặng.

Trên đây là những chia sẻ về viêm xương vừng, hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về tình trạng này và có cho mình những sự chuẩn bị cần thiết để phòng bệnh cũng như biết cách tăng cường sức khỏe xương khớp bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *