Trường hợp nào cần trám răng sữa cho trẻ?

Thông thường, khi răng sữa của con bị sâu, đa phần cha mẹ đều lựa chọn bỏ qua để nó tự rụng hoặc nhổ luôn răng. Tuy vậy vẫn có nhiều nha sĩ khuyên các cha mẹ nên trám răng sữa cho con vì nhiều nguyên nhân khác nhau, và chúng tôi sẽ cho bạn biết những nguyên nhân đó trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Trường hợp nào cần trám răng sữa cho trẻ?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, vì răng sữa chỉ là tạm thời nên các vấn đề xảy ra ở răng sữa không đáng lo ngại bằng các vấn đề ở răng vĩnh viễn, nên họ thường chọn mặc kệ tình trạng sâu răng ở răng sữa. Thật không may là điều này hoàn toàn không chính xác, cha mẹ cần phải chăm sóc và điều trị cho răng miệng của con cẩn thận, kể cả đó chỉ mới là răng sữa. Và đó là lý do tại sao trám răng sữa cho trẻ em lại cần thiết đến vậy.

Răng sữa và tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em

Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 hoặc 7 tháng tuổi với tốc độ khoảng 2 răng mỗi sáu tháng, và thường là hai răng cửa phía dưới. Một vài đứa trẻ khác có thể mất đến khoảng tận 12 tháng cho chiếc răng sữa đầu tiên trong đời. Những chiếc răng sữa bổ sung sẽ tiếp tục mọc và tồn tại cho đến gần ba tuổi, khi răng vĩnh viễn (răng trưởng thành) mọc lên.

Tại sao đôi lúc lại cần trám răng sữa cho con? 4

Răng sữa rất cần thiết ở trẻ em

Răng sữa cũng có buồng tủy lớn ở giữa thân răng, trong buồng tủy chứa các dây thần kinh và mạch máu. Trẻ bị sâu răng khi răng không được vệ sinh đầy đủ hoặc chế độ ăn của chúng chứa quá nhiều đường và các món có tính axit. Đường, tính axit và vi khuẩn góp phần hình thành mảng bám và phá vỡ lớp men cứng bên ngoài của răng sữa, hay còn gọi là men răng, khiến nó bị mỏng đi và dẫn đến sâu răng. 

Một khi trẻ bị sâu răng sữa, chỗ bị sâu sẽ nhanh chóng trở nên to và đen hơn, và khi sâu răng xuyên qua men răng, nó có thể lan nhanh qua ngà răng và tiến tới buồng tủy. Khi ngà răng bị lộ ra, răng sẽ trở nên nhạy cảm với vị ngọt và nhiệt độ nóng lạnh, lâu dần răng sẽ yếu đi và con có thể sẽ phải đối mặt với một số tình trạng như răng xấu, đau răng, nhiễm trùng và phải điều trị nha khoa nhiều hơn. Ngoài ra, các mảng bám có thể cứng lại thành cao răng gây bệnh nướu răng và không thể loại bỏ nếu không có sự hỗ trợ của nha sĩ.

Một điều quan trọng là chỉ có một số ít răng sữa bắt đầu rụng vào khoảng 5 – 6 tuổi, số còn lại sẽ bắt đầu rụng dần vào năm con khoảng 12 tuổi. Nếu răng sữa bị mất quá sớm và không được theo dõi, điều trị thì sẽ xảy ra thêm các vấn đề chen chúc ở răng vĩnh viễn. Không phải tự nhiên mà răng sữa lại mọc lên trước. Chúng giúp trẻ học cách nhai và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ nuốt lưỡi: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp sơ cứu

Tại sao đôi lúc lại cần trám răng sữa cho con? 1
Sâu răng sữa khiến trẻ có nguy cơ phải đối diện với nhiều vấn đề răng miệng khác

Vì sao trẻ cần được trám răng sữa?

Phục hồi răng còn được gọi là trám răng. Trám răng là việc sửa chữa một chiếc răng bị hư hại do nhiễm trùng hoặc sâu răng, khôi phục nó trở lại hình dạng lúc ban đầu và chức năng như bình thường. Lỗ sâu nhỏ và vừa có thể trám bằng trám trắng, nhưng lỗ sâu vừa to vừa đen thì có thể sẽ cần mão răng để che phủ toàn bộ răng. Thậm chí nếu bị nặng thì có thể cần phải chữa thần kinh tủy. Vậy nên hãy điều trị ngay khi còn sớm. Trẻ cần được trám răng sữa để:

  • Nhai và nói: Thông thường cha mẹ sẽ muốn nha sĩ nhổ luôn răng sữa thay vì trám nó. Tuy nhiên, răng rất cần thiết cho việc nhai và nói. Việc nhổ một chiếc răng đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống cũng như có thể làm chậm quá trình phát triển khả năng nói của con.
  • Sâu răng có thể lan sang răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viễn nằm dưới răng sữa, nên nếu răng sữa bị sâu mà không được điều trị thì sâu răng có thể lan xuống dưới đường viền nướu để đến răng vĩnh viễn, làm tổn hại đến cấu trúc của răng cũng như gây ra nhiều vấn đề khi răng mọc lên.
  • Sâu răng không được điều trị gây đau đớn: Sâu răng không được điều trị có thể gây nhiều đau đớn cho trẻ. Răng có thể bị nhiễm trùng, áp xe răng. Nhiễm trùng cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến một vài căn bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị.
  • Tránh răng bị xô lệch: Khi nhổ một chiếc răng sữa, các răng khác sẽ di chuyển để lấp đầy khoảng trống – nơi để răng vĩnh viễn mọc lên. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề với răng vĩnh viễn như răng bị chen chúc, xô lệch, không có chỗ mọc. Trám răng thay vì nhổ răng sẽ giúp trẻ ít gặp vấn đề khi răng vĩnh viễn mọc lên, giảm nguy cơ điều trị chỉnh nha sau này.

Tại sao đôi lúc lại cần trám răng sữa cho con? 2

>>>>>Xem thêm: Đau cổ tay bên trụ: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị người bệnh nên biết

Có nhiều lý do cần trám răng sữa cho bé

Khi nào cần trám răng sữa cho con?

Có 2 yếu tố chính cần được xem xét để quyết định xem liệu con có cần trám răng sữa hay không là độ tuổi của con và tình trạng răng hiện tại (bao gồm răng sắp rụng chưa, kích thước của lỗ sâu răng và mức độ sâu răng). Nếu lỗ sâu nhỏ và răng sắp rụng thì tốt nhất là nên để yên. Còn nếu đã xem xét dựa trên độ tuổi và tình trạng răng hiện tại và nhận thấy rằng sẽ không tự rụng trong ít nhất 1 – 2 năm nữa thì lựa chọn khôn ngoan nhất là loại bỏ phần sâu răng và trám răng. Nếu phát hiện răng sữa bị sâu hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, việc nhổ răng có thể là cần thiết để ngăn chặn nó lan rộng và ảnh hưởng đến các răng còn lại.

Trám răng sữa bị sâu không chỉ giúp con ăn uống và nói chuyện bình thường mà nó còn góp phần bảo vệ răng vĩnh viễn bên dưới đường viền nướu, và là chìa khóa để ngăn ngừa áp xe. Trám răng thậm chí còn giữ cho răng không bị xê dịch. Tuy nhiên, trám răng không phải lúc nào cũng được khuyến khích. Nếu trẻ chỉ bị sâu răng nhẹ hoặc cái răng đó cũng sắp tự rụng thì nha sĩ có thể sẽ không trám lại. Hãy thảo luận với nha sĩ để tìm hiểu chắc chắn xem liệu con có cần trám răng sữa hay không.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *