Nguyên nhân suy thận ở người trẻ và phương pháp điều trị

Bệnh suy thận thường được phát hiện ở những người lớn tuổi, tuy nhiên người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Tìm hiểu nguyên nhân suy thận ở người trẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về căn bệnh này. Căn bệnh này có thể diễn ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân suy thận ở người trẻ và phương pháp điều trị

Hiểu rõ những nguyên nhân suy thận ở người trẻ là một việc làm giúp ích cho việc phòng tránh bệnh hiệu quả. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân này.

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận có nghĩa là 85 – 90% chức năng thận của bạn bị suy giảm và chúng không hoạt động đủ tốt để giúp bạn sống sót.

Hầu như mọi lứa tuổi đều có thể bị suy thận, nguy cơ tăng lên theo tuổi tác. Những đối tượng có thể có nguy cơ cao hơn nếu mắc các bệnh lý như: Tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sử gia đình bị suy thận. Nếu kéo dài những tình trạng này thì nguy cơ mắc bệnh suy thận mãn tính càng lớn. Thậm chí trong những năm gần đây, độ tuổi mắc suy thận mãn tính dần trẻ hóa.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh suy thận không phải là tuổi tác mà là từ sức khoẻ. Các vấn đề như bệnh lý nền, gen di truyền, thói quen sinh hoạt mới là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến thận và gây bệnh suy thận.

nguoi-tre-co-kha-nang-bi-suy-than-khong-nguyen-nhan-suy-than-o-nguoi-tre 2

Người trẻ cũng có thể mắc bệnh suy thận

Nguyên nhân suy thận ở người trẻ

Các nguyên nhân suy thận ở người trẻ phổ biến nhất sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi. Xét về các nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh suy thận ở người trẻ, có để điểm qua những nguyên nhân sau.

Suy thận do dị tật bẩm sinh

Có nhiều bệnh nhân suy thận là trẻ em. Đối với lứa tuổi này, phần lớn là do dị tật bẩm sinh – là những vấn đề về thể chất xảy ra với thận của trẻ nhỏ kể từ khi sinh ra. Các dị tật bẩm sinh ở thận thường gặp bao gồm:

  • Chỉ có một quả thận thay vì hai (hẹp thận hoặc thận đơn).
  • Có hai quả thận, nhưng một trong hai không hoạt động bình thường.
  • Thận nằm sai vị trí như ở dưới, trên hoặc ở phía đối diện của cơ thể so với vị trí thông thường.
  • Bất thường ở bàng quang hoặc niệu quản (nước tiểu bị chặn, nước tiểu chảy ngược và trào ngược từ bàng quang đến thận).

Hầu hết trẻ em bị dị tật thận bẩm sinh sẽ không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và có một cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ bị dị tật thận bẩm sinh có thể có nguy cơ suy thận cao hơn sau này. Nếu con bị dị tật thận bẩm sinh, hãy cho trẻ thăm khám bác sĩ thường xuyên.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nhiều bệnh nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh và không gây ra bất kỳ tổn thương lâu dài nào. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến phản ứng viêm làm tổn thương thận, dẫn đến:

  • Viêm cầu thận.
  • Hội chứng tăng urê huyết tán huyết (HUS).
  • Viêm thận kẽ xuyên.

Những biến chứng này một khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thương cho thận và dễ gây ra bệnh suy thận.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là một nhóm các triệu chứng cho thấy thận không hoạt động tốt như bình thường. Các triệu chứng bao gồm:

  • Quá nhiều protein trong nước tiểu.
  • Không đủ chất đạm trong máu.
  • Quá nhiều chất béo hoặc cholesterol trong máu.
  • Sưng ở chân, bàn chân, mắt cá chân và đôi khi ở mặt và tay.

Nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở người trẻ là bệnh tiểu đường và bệnh thay đổi tối thiểu (Minimal change disease – MCD).

Người trẻ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là khi lượng đường trong máu (glucose) của quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân suy thận ở người trẻ phố biến. Sau nhiều năm, khi lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương thận và bệnh suy thận.

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương đến hệ mạch máu nhỏ đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng thận. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận khiến cho các chất độc tích tụ trong cơ thể, không được đào thải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách bảo quản đông trùng hạ thảo tươi hiệu quả, dùng được dài lâu

nguoi-tre-co-kha-nang-bi-suy-than-khong-nguyen-nhan-suy-than-o-nguoi-tre 3
Tiểu đường có thể gây ra bệnh thận

Các vấn đề với hệ thống tiết niệu

Hệ tiết niệu là cơ quan tạo ra nước tiểu (đi tiểu) và loại bỏ nó khỏi cơ thể. Nó bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nước tiểu đi từ thận qua hai ống mỏng gọi là niệu quản, vào bàng quang và sau đó ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.

Hai vấn đề đối với hệ tiết niệu có thể gây ra suy thận:

  • Tắc nghẽn hệ thống tiết niệu.
  • Trào ngược nước tiểu.

Phòng ngừa và điều trị suy thận ở người trẻ

Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa suy thận ở người trẻ:

  • Người trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh. Do đó trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần khám thai theo đúng lịch hẹn để tầm soát được những bất thường hay dị tật thai nhi.
  • Cần giảm lượng muối trong quá trình chế biến thức ăn của trẻ. Vì ăn mặn là nguyên nhân suy thận ở người trẻ thường gặp, thói quen không tốt này còn có thể gây các bệnh lý tim mạch khác.
  • Cần ăn bổ sung các loại rau củ và thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Người trẻ cần khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định và phát hiện các bất thường bệnh lý kịp thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Khi mắc bệnh không nên tự ý mua thuốc, mọi biện pháp can thiệp cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

nguoi-tre-co-kha-nang-bi-suy-than-khong-nguyen-nhan-suy-than-o-nguoi-tre 1

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ phải làm sao?

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh thận

Trên đây là một số

nguyên nhân suy thận ở người trẻ. Ở những người trẻ tuổi bị suy thận mạn, nếu bệnh được phát hiện sớm cần điều trị theo đơn đầy đủ và thực hiện chế độ điều trị bảo tồn chức năng thận. Người bệnh cần bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mức độ giảm muối và giảm đạm còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như mức độ giảm chức năng thận. Đặc biệt, tránh sử dụng thuốc tùy tiện đặc biệt là các thuốc không cần kê đơn, nên có tư vấn của các bác sĩ khi phải sử dụng thuốc.

Xem thêm:

  • Những dấu hiệu suy thận thường gặp bạn nên biết
  • Suy thận có nguy hiểm không
  • Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và cách phòng ngừa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *