Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Rối loạn stress cấp tính (ASD) là một thuật ngữ mô tả tình trạng căng thẳng não bộ. Tham khảo cách phòng ngừa stress để bảo vệ sức khỏe tránh những thay đổi tâm lý tiêu cực sau đây.

Bạn đang đọc: Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Rối loạn stress cấp tính là tình trạng biến đổi tâm lý khá phổ biến trong đời sống. Nhiều người mắc chứng này thường khó kiểm soát được cảm xúc và làm tổn hại đến sức khỏe. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết về tình trạng này trong bài viết sau đây.

Thế nào là rối loạn stress cấp tính?

Rối loạn stress cấp (Acute Stress Disorder – ASD) là một hội chứng rối loạn về mặt tâm lý trong vòng 1 tháng kể từ khi có một trải nghiệm tồi tệ xảy ra. Thông thường những sự kiện gây sang chấn tâm lý sẽ khiến ASD khởi phát sau 2 – 4 ngày. Một số trường hợp lâu hơn nhưng không quá 1 tháng.

Những rối loạn này lâu dần sẽ làm suy sụp tinh thần người bệnh, làm đảo lộn cuộc sống bình thường. Tệ hơn có thể dẫn đến những sự kiện đáng tiếc khác và thậm chí là gây trầm cảm, tăng ý định tự sát. Vì vậy việc nhận biết sớm stress cấp tính để điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào? 1

Rối loạn stress cấp tính thường xảy ra sau sang chấn tâm lý

Một số nguyên nhân gây rối loạn stress cấp tính

Về cơ chế bệnh sinh, khi có một sự kiện tồi tệ diễn ra trong đời sống thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều cortisol và catecholamine. Tiếp theo đó, hàng loạt các đáp ứng khác của nhiều cơ quan trong cơ thể diễn ra.

Tình trạng trên kéo dài khiến serotonin giảm thấp và ảnh hưởng đến hoạt động của một số bộ phận bên trong não bộ. Đây chính là lý do dẫn đến các triệu chứng của ASD và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Rối loạn stress cấp tính có thể khởi phát sau một số sự kiện như:

  • Bạn bè, người thân qua đời đột ngột;
  • Sống sót sau thảm họa gây mất mát lớn đối với bệnh nhân hoặc sau các vụ tai nạn nghiêm trọng;
  • Nhận được tin sốc;
  • Bị ngược đãi, bạo lực, cưỡng hiếp và tấn công tình dục.

Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào? 2

Stress cấp tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Trên thực tế, ASD hoàn toàn có thể phát triển ngay cả khi bệnh nhân chỉ nghe gián tiếp thông qua lời kể của người khác. Trong đó, người kể lại thường sẽ là những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với bệnh nhân. Chẳng hạn như bố mẹ, người thân hoặc vợ chồng, con cái bị trải qua những sự kiện tồi tệ.

Triệu chứng của rối loạn stress cấp tính

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn stress cấp tính thường không kiểm soát được cảm xúc, có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện ý nghĩ không chủ ý và hồi tưởng thông qua giấc mơ hoặc ác mộng. Các trải nghiệm trên đem đến những cảm xúc mất mát và tiếc nuối vô cùng to lớn khiến người bệnh vỡ òa.
  • Có xu hướng né tránh mọi thứ liên quan đến những địa điểm, sự vật, sự việc gợi nhớ về tổn thương. Một số trường hợp thậm chí còn hoảng loạn, mất bình tĩnh khi gặp phải những trải nghiệm tương tự như trong quá khứ.
  • Cảm thấy tội lỗi, ghê tởm và sợ khi đối diện lại những hoàn cảnh tương tự với sự kiện trong quá khứ.
  • Thường xuyên có cảm xúc tái hiện lại sự kiện cũ ngay trước mắt. Những cảm xúc này lặp đi lặp lại khiến người bệnh rơi vào vòng tròn cảm xúc luẩn quẩn không thể thoát.
  • Thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, nóng nảy, dễ tức giận và giảm khả năng tập trung. Lâu dần dẫn đến suy kiệt và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, không thể giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Khả năng tập trung và ghi nhớ bị suy giảm ảnh hưởng đến học tập và công việc.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi phối hợp kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào? 3
Rối loạn stress cấp tính ảnh hưởng đến giấc ngủ

Rối loạn stress cấp tính có nguy hiểm không?

Rối loạn stress cấp (ASD) có thể tự phục hồi nếu biết kiểm soát tâm trạng và thư giãn hợp lý. Thông thường, tình trạng trên chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, kéo dài ít nhất 3 ngày và tối đa là 1 tháng.

Trong giai đoạnbị stress, bệnh nhân gần như không thể sinh hoạt, học tập và làm việc một cách bình thường. Tất cả các tình huống đều được nhìn nhận với khía cạnh tiêu cực khiến họ mất đi mối quan hệ, cơ hội và niềm vui.

Việc thăm khám và điều trị sớm bệnh trong giai đoạn này sẽ giúp thoát khỏi những ám ảnh nhanh chóng. Giúp người bệnh phục hồi lại thể trạng và ổn định tâm lý. Ngược lại, những trường hợp không được điều trị có thể phát triển thành rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.

Các cách điều trị

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân chỉ cần biết cách ổn định tâm lý và kiểm soát những nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, trường hợp rối loạn stress cấp tính nặng thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng:

Thuốc hóa dược

Những bệnh nhân có hành vi tiêu cực, không kiểm soát hoặc gặp những rối loạn hoạt động não bộ như mất ngủ thường được kê thêm thuốc để hỗ trợ. Tuy nhiên, các thuốc này thường rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí là gây nghiện vì vậy cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp tâm lý

Hầu hết những rối loạn tâm lý đều có thể được cải thiện dựa trên các liệu pháp tâm lý phù hợp. Trong trường hợp bị ASD, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp như:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Là các biện pháp tâm lý giúp nâng đỡ tinh thần, giảm các hành vi kích động và ngăn ngừa ASD chuyển biến thành PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
  • Liệu pháp phơi nhiễm: Trường hợp bệnh nhân stress do ám ảnh một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong quá khứ thì liệu pháp phơi nhiễm thường được lựa chọn. Chẳng hạn như người bệnh sợ nước do từng may mắn sống sót sau một cơn đuối nước, bác sĩ sẽ tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp xúc với nước trong một môi trường an toàn và được theo dõi nghiêm ngặt. Sau một thời gian nhất định, cơn sợ hãi sẽ được kiểm soát.
  • Liệu pháp thôi miên: Liệu pháp thôi miên thường được áp dụng cho bệnh nhân rối loạn stress cấp tính có biểu hiện trầm cảm và rối loạn lo âu. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách đưa bệnh nhân vào trạng thái thư giãn để khơi gợi và giải quyết các mâu thuẫn trong tiềm thức.

Rối loạn Stress cấp tính (ASD) ảnh hưởng sức khỏe thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Cách xử lý tình trạng trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh

Người bị rối loạn stress cấp cần được trấn an tâm lý

Rối loạn stress cấp tính (ASD) là một dạng rối loạn tâm lý khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát và điều trị sớm thì tiên lượng rất cao và thường khỏi chỉ sau vài tuần. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất tại Kenshin để biết cách phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm: Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

Các bài viết liên quan

  1. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  2. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  3. Gender dysphoria là gì? Gender dysphoria có những triệu chứng gì?

  4. Tìm hiểu Halo Effect là gì? Những tác động của Halo Effect tới cuộc sống hàng ngày

  5. Choáng ngợp là gì? Nên làm gì khi bị choáng ngợp?

  6. Hồi hộp lo lắng điềm gì hay là lời cảnh báo bệnh lý?

  7. Anger issues là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát hiệu quả anger issues

  8. Cách cải thiện tinh thần sau ly hôn bạn nên biết

  9. Vì sao bạn không kiểm soát được cảm xúc? Biểu hiện và cách điều trị

  10. Cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để bảo vệ sức khỏe bản thân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *