Viêm tai giữa có thể làm suy giảm thính lực của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này đã có thể được chữa trị hoàn toàn nhờ phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ.
Bạn đang đọc: Đặt ống thông khí màng nhĩ: Khi nào cần thực hiện? Tác dụng ra sao?
Viêm tai giữa là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh gây đau, ù tai và tai chảy mủ. Từ đó, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chữa trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đặt ống thông khí màng nhĩ. Vậy đặt ống thông khí màng nhĩ là gì? Kỹ thuật này có tác dụng gì?
Contents
Đặt ống thông khí màng nhĩ là gì?
Đặt ống thông khí được hiểu đơn giản là thủ thuật đưa một chiếc ống nhựa, có kích thước rất nhỏ vào bên trong tai. Nó được cố định ở màng nhĩ, có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông không khí giữa tai ngoài và tai giữa. Như vậy, người bệnh vừa có thể đảm bảo khả năng nghe, vừa giúp loại bỏ các chất dịch ứ đọng bên trong màng nhĩ do căn bệnh viêm tai giữa gây ra.
Tác dụng của phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ
Khi bị viêm tai, các chất dịch đọng lại bên trong tai sẽ gây tắc nghẽn màng nhĩ, khiến cho áp suất trong tai tăng lên. Từ đó, gây ra hiện tượng đau tai, ù tai, thậm chí là suy giảm thính lực. Bằng phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ, người bệnh sẽ nhận lại được hàng loạt những lợi ích đáng kể như:
- Tạo ra đường thoát dịch cho tai, giảm đau, giảm sưng và ù tai một cách nhanh chóng.
- Hạn chế tình trạng nhiễm trùng do dịch, mủ, bụi bẩn và vi khuẩn ứ đọng trong tai quá lâu.
- Khôi phục hệ thống lưu thông không khí, giúp cân bằng áp suất giữa tai giữa và ống tai ngoài.
- Cải thiện thính lực cho người bệnh.
- Thời gian thực hiện nhanh, không gây đau đớn như các biện pháp điều trị bệnh khác.
- Không làm tổn thương các mô xung quanh tai.
- Người bệnh không bị suy giảm sức khỏe, có thể trở về nhà chỉ sau 1 – 2 tiếng đồng hồ.
Khi nào cần đặt ống thông khí màng nhĩ?
Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ mới có thể chỉ định có nên đặt ống thông khí màng nhĩ hãy không. Nếu nằm trong nhóm các đối tượng sau đây, bạn sẽ có khả năng cao bị rối loạn chức năng vòi nhĩ, cần được điều trị bằng biện pháp này:
- Tăng áp suất tai: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau tai, ù tai, đau đầu, có cảm giác đè nén trong tai do chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài tai.
- Viêm nhiễm tai giữa thanh dịch tái phát: Bệnh viêm tai tái lại nhiều lần và kéo dài trên 3 tháng. Lượng dịch nhầy trong tai không giảm đi khi áp dụng bất cứ phác đồ điều trị nội khoa nào.
- Viêm tai giữa thanh dịch do VA phì đại gây tắc vòi nhĩ.
- Viêm tai giữa thanh dịch với điếc dẫn truyền: Trẻ em bị viêm tai giữa sẽ bị suy giảm về thính lực nên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận thông tin. Từ đó, làm gián đoạn quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên lấy cao răng cho trẻ hay không?
Đặt ống thông khí màng nhĩ có nguy hiểm không?
Trong nhiều trường hợp, các bệnh nhi nhỏ tuổi cũng được tiến hành đặt ống thông khí màng nhĩ. Điều này khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng liệu phương pháp này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn diện cũng như khả năng nghe của trẻ trong tương lai hay không.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp này có độ an toàn rất cao. Nó cũng là biện pháp nhẹ nhàng nhất so với các phương pháp chữa bệnh truyền thống khác. Bên cạnh đó, đặt ống thông khí màng nhĩ cũng cho hiệu quả điều trị rất cao, phù hợp với nhiều bệnh lý vùng tai như: Viêm tai giữa ứ dịch, rối loạn chức năng vòi nhĩ,…
Tuy nhiên, quá trình đặt ống cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tụt ống thông khí màng nhĩ vào trong hòm tai;
- Trật khớp xương non;
- Điếc tiếp nhận do đường rạch trật khỏi vị trí,…
Quy trình đặt ống thông khí màng nhĩ
Hiện nay, hai phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ phổ biến nhất là: Phẫu thuật và nội soi. Đối với phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhi được gây mê toàn thân, hoặc gây mê cục bộ đối với người trưởng thành.
- Bước 2: Nhân viên y tế khử trùng sạch sẽ toàn bộ ống tai và màng nhĩ để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 3: Nếu lựa chọn phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ từ từ đưa ống nội soi vào bên trong ống tai và điều chỉnh để quan sát các vị trí bên trong tai được dễ dàng hơn.
- Bước 4: Bác sĩ rạch một đường dài khoảng 1,5 – 2mm ở góc dưới của màng nhĩ.
- Bước 5: Sử dụng công cụ hút chuyên dụng để loại bỏ sạch chất thải, dịch nhầy và mủ trong hòm tai.
- Bước 6: Đặt một ống thông khí nhỏ xuyên qua lỗ rạch ban đầu.
- Bước 7: Đặt tiếp một tente đã tẩm thuốc sát khuẩn vào bên trong ống tai để đảm bảo vùng da này luôn được sạch sẽ và vô khuẩn.
- Bước 8: Bệnh nhân được hướng dẫn về cách chăm sóc, thời gian tái khám và theo dõi trong 30 – 45 phút trước khi xuất viện.
>>>>>Xem thêm: 5 điều mà bệnh nhân cao huyết áp cần chú ý vào mùa lạnh
Cần lưu ý gì trong quá trình đặt ống viêm tai giữa?
Đặt ống thông khí màng nhĩ chỉ là một thủ thuật nhỏ, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị các bệnh lý về tai. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần ghi nhớ các lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo ống thông được giữ ổn định và phát huy tối đa tác dụng. Đó là:
- Vệ sinh vùng tai thường xuyên bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
- Hạn chế để nước vào tai khi tắm và không đi bơi trong quá trình điều trị bệnh.
- Lau sạch tai sau khi tắm để tránh nước đọng lại, làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.
- Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao cần vận động thể chất nhiều, tránh va đập mạnh vào vùng đầu và tai.
- Theo dõi sát sao tình trạng tai vì ống thông khí rất dễ rơi ra ngoài sau 6 – 18 tháng. Khi cảm thấy đau, xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc ống thông không tự rơi ra ngoài như thời gian quy định, bạn cần đến thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ về những thông tin khái quát nhất liên quan đến phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ. Hãy xây dựng thói quen bảo vệ đôi tai khỏe mạnh để hạn chế mắc phải các bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp, bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể