Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì?

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng cơ thể con người có 5 giác quan chính, bao gồm: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Tuy nhiên có thực sự con người chỉ có 5 loại giác quan này hay không? Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? Mời bạn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì?

Hầu hết chúng ta thường nghĩ rằng con người chỉ có 5 giác quan, tuy nhiên các nhà khoa học lại không cho điều này là đúng hoàn toàn. Vậy thực chất con người có bao nhiêu giác quan và các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Sự hình thành của các giác quan

Giác quan (hệ giác quan) là một phần của hệ thần kinh, với vai trò chính là thu nhận các thông tin từ bên ngoài tạo thành các tín hiệu điện. Đa phần các tín hiệu sẽ được truyền đến vỏ não, một phần còn lại sẽ được truyền đến tiểu não. Hay hiểu một cách đơn giản đó là hệ thống thần kinh cảm giác sẽ phản hồi với những tác động của sự vật, hiện tượng… sau đó sẽ kết nối tín hiệu này đến những vùng tương ứng của não để não bộ giải mã những tín hiệu đó.

Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? 1

5 giác quan cơ bản của con người là thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác

Các giác quan được hình thành ngay từ giai đoạn bào thai để giúp thai nhi nhận biết những tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Chính vì thế, ngay từ khi còn trong bụng mẹ thai nhi đã có thể nghe được tiếng của bố mẹ hay những bản nhạc… Đặc biệt sau khi được sinh ra, trẻ đã có thể cảm nhận được mùi vị của sữa mẹ, nhiệt độ của không khí… Đây đều là những cảm nhận đến từ các giác quan mang lại.

Con người có bao nhiêu giác quan?

Hầu hết chúng ta đều biết con người có năm giác quan chính, bao gồm: Thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi) và xúc giác (cảm giác khi tiếp xúc). Mỗi một giác quan sẽ cảm nhận những đặc điểm khác nhau và gửi thông tín đến não bộ để não phân tích, hiểu và nhận thức được thế giới xung quanh. Tuy nhiên sự thật không chỉ như vậy, theo nhiều nghiên cứu cho thấy con người có đến 18 giác quan khác nhau.

Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì?

Chức năng cụ thể của 5 loại giác quan cơ bản:

Thị giác (mắt)

Một trong những giác quan không thể thiếu trên cơ thể con người đó là thị giác. Giác quan này giúp đảm nhận vai trò tiếp nhận những thông tin từ ánh sáng chiếu vào mắt và diễn giải chúng thành tín hiệu để truyền đến não bộ. Quá trình hoạt động của giác quan thị giác sẽ được tính từ khi thấu kính của mắt điều chỉnh để thu được sự vật, cảnh vật xung quanh vào một màng lưới nhạy cảm với ánh sáng nằm sau mắt hay còn gọi là võng mạc.

Thực chất, võng mạc là phần tách biệt so với não bộ, mang các tế bào nhạy cảm với tác nhân ánh sáng và hoạt động như một chiếc máy giúp biến đổi thông tin ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh. Khi mắt quan sát được thông tin sẽ truyền về não bộ bằng cách tạo ra những xung điện, tín hiệu thần kinh. Lúc này, não bộ sẽ phán đoán sự vật, sự việc đó dựa trên những hiểu biết đã được tích lũy từ trước.

Đồng thời não bộ cũng sẽ đưa ra những phân tích về lợi và hại để điều khiển những giác quan khác hành động. Nhờ có thị giác nên chúng ta mới có thể quan sát thấy thế giới, nếu không có thị giác thì tất cả mọi thứ xung quanh chỉ toàn là một màu đen tối.

Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? 2

Thị giác có khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi đến mắt

Thính giác (tai)

Thính giác hay cụ thể là tai và các tế bào thần kinh đảm nhận chức năng lắng nghe âm thanh từ bên ngoài môi trường, sau đó truyền về não bộ. Lúc này, não sẽ phân tích thông tin và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Thính giác của con người được chia thành hai loại đó là thính giác ngoại vi và thính giác trung tâm:

Thính giác ngoại vi: Chịu trách nhiệm về những vấn đề sinh lý của thính giác, bao gồm quy trình tiếp nhận âm thanh và chuyển đổi nó thành các xung điện để gửi đến não bộ thông qua dây thần kinh thính giác. Thính giác ngoại vi thực chất là tai, được chia thành ba phần: Tai ngoài là các kênh năng lượng âm thanh; tai giữa giúp chuyển đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng cơ học, sau đó truyền và khuếch đại đến tai trong và tai trong đảm nhiệm vai trò chuyển đổi cuối cùng của năng lượng cơ học thành các xung điện.

Thính giác trung tâm: Hệ thống thính giác trung tâm được cấu tạo từ hàng chục ngàn tế bào thần kinh để truyền xung điện đến não bộ xử lý tín hiệu. Các dây thần kinh thính giác sẽ truyền những mẫu đặc trưng cho mỗi âm thanh và so sánh với mẫu được lưu trữ trong bộ nhớ để nhận dạng. Hệ thống thính giác trung tâm có thể cảm nhận, so sánh, đưa ra những phán đoán về âm thanh và những động tĩnh cực kỳ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi niềng răng mắc cài tự buộc

Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? 4
Tai đảm nhiệm chức năng thính giác để lắng nghe âm thanh từ bên ngoài môi trường

Vị giác (lưỡi)

Vị giác là một trong những liên kết giác quan mạnh mẽ nhất mà chúng ta có. Nhiều quan điểm cho rằng, vị giác chính là lưỡi nhưng hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh được điều này. Hiểu một cách chính xác nhất thì vị giác bao gồm lưỡi, biểu mô họng và nắp thanh quản.

Chức năng của vị giác đó là phát hiện mùi vị thực tế của những đồ vật, thực phẩm được đưa và khoang miệng. Vị giác có thể phát hiện cả khoáng chất và độc tố nguy hại. Vị giác sẽ phán đoán và phát hiện cách vị cơ bản bao gồm mặn, chua, cay, ngọt, đắng,… Vị giác đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là thưởng thức ẩm thực.

Tuy nhiên, vị giác có thể dễ bị đánh lừa hay bị mất vị giác trước tác động của một số yếu tố như covid, cảm cúm,…

Khứu giác (mũi)

Khứu giác là giác quan dùng để cảm nhận mùi hương và bộ phận thực hiện nhiệm vụ này là mũi. Mỗi đồ vật, thực phẩm, món ăn đều mang những mùi vị khác nhau và có thể xác nhận được bằng mũi. Các mùi mà sử dụng khứu giác dễ nhận biết nhất là mùi thơm, thối, nồng, hắc, ngọt, béo và nhiều mùi hương chưa xác định.

Bạn sẽ phải bất ngờ khi biết khứu giác có khả năng phân biệt lên đến hơn 1000 tỷ mùi. Trong cuộc sống nhiều sản phẩm cần căn cứ vào mùi hương để lựa chọn, điển hình như nước hoa, tinh dầu, bột giặt, túi thơm, thực phẩm,… Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về những mùi hương khác nhau, chính vì thế khứu giác là một trong những giác quan rất quan trọng.

Các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì? 4

>>>>>Xem thêm: Chức năng của dây thần kinh chày

Trong cuộc sống, nhiều sự lựa chọn cần dựa vào cảm nhận đến từ khứu giác

Xúc giác (cảm giác khi tiếp xúc)

Xúc giác hay là cảm giác khi tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, vật dụng đó. Những bộ phận có thể đảm nhiệm chức năng này như chân, tay, da, đầu hay bất kỳ bộ phận nào chạm vào được. Ngoài ra, xúc giác còn được hình thành thông qua các cử chỉ như sờ, nắm, nắn, ôm, cọ xát,… Xúc giác còn giúp chúng ta ước lượng được nhiệt độ, khối lượng, đặc điểm cấu tại hay sự nguy hiểm mà đồ vật đó mang lại.

Một số nhận định cho rằng xúc giác là giác quan đầu tiên phát triển ở con người. Ngoài lớp da biểu thị cho xúc giác thì lưỡi, họng và một số bộ phận khác cũng là nơi bắt và truyền tín hiệu. Phần xúc giác ở mặt và đầu ngón tay thường nhạy cảm hơn so với những vùng khác.

Một số giác quan khác

Ngoài 5 giác quan cơ bản kể trên, cơ thể con người còn có nhiều loại giác quan khác nhau. Một số giác quan tiêu biểu:

  • Giác quan áp lực: Cơ thể con người có thể cảm nhận được những áp lực bằng giác quan khác mà không phải là xúc giác. Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đều nhạy bén hơn trong việc cảm nhận áp lực so với nam giới.
  • Giác quan cơ thể: Con người có thể cảm nhận được vị trí của mình mặc dù đang nhắm mắt. Hơn thế nữa, con người còn có thể cảm nhận một cách chính xác vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như có thể gãi ngứa đúng vị trí mà không cần nhìn. Giác quan này còn được gọi là giác quan thứ 6.
  • Giác quan cân bằng: Cơ thể có thể nhận biết được trái phải hay di chuyển một cách thăng bằng,…

Như vậy những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về các giác quan trên cơ thể người có chức năng gì. Con người gồm có nhiều giác quan, trong đó 5 giác quan cơ bản bao gồm thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Mỗi một giác quan đều đóng những vai trò quan trọng và hữu ích đối với cuộc sống của chúng ta. Hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của những giác quan trong cơ thể và chăm sóc chúng thật tốt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *