Giả phình động mạch do thông tim là tình trạng xảy ra sau khi phẫu thuật, tại vùng thực hiện thủ thuật chụp mạch máu, nơi can thiệp mạch máu trên tim, nơi luồn kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế theo dõi huyết áp động mạch bị tổn thương. Vậy triệu chứng và phương pháp điều trị giả phình là gì?
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị giả phình động mạch do thông tim
Tình trạng giả phình động mạch do thông tim có thể gây khó chịu cho người mắc phải và kèm theo những biến chứng không muốn. Vậy giả phình là gì? Chẩn đoán và phương pháp điều trị ra sao? Sau khi thông tim, làm thế nào để phòng ngừa được giả phình? Những thông tin này sẽ được làm rõ ngay bên dưới.
Contents
Giả phình động mạch do thông tim là gì?
Giả phình động mạnh rất giống với tình trạng phình động mạch nên thường xuyên bị nhầm lẫn. Giả phình ở động mạch thường xuất hiện khi có một chấn thương, can thiệp nào đó tác động lên động mạch làm cho động mạch bị tổn thương, suy yếu ví dụ như can thiệp thông tim. Bên cạnh đó cũng có trường hợp động mạch tự suy yếu mà không có chấn thương nào tác động.
Giả phình động mạch do thông tim là hiện tượng máu bị rò rỉ và tích tụ tại các mô xung quanh. Tình trạng này thường xảy ra sau khi phẫu thuật, tại vết chích kim động mạch can thiệp mạch vành hoặc các thủ thuật chụp mạch vành. Khi máu bị rò rỉ tại vùng luồn các dụng cụ y tế, vùng tiêm kim, giả phình động mạch có thể được hình thành.
Triệu chứng và cách chẩn đoán giả phình động mạch
Khi bị tình trạng giả phình động mạch, bạn sẽ có các triệu chứng tại vùng giả phình như xuất hiện khối mềm, đau, xung huyết ở dưới da. Các dấu hiệu này đôi khi sẽ nhầm lẫn với tình trạng áp xe. Vì thế, khi có các triệu chứng như trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán một cách chính xác. Đồng thời bạn nên cung cấp cho bác sĩ biết về tiền sử đặt ống thông hoặc những vấn đề chấn thương liên quan.
Để chẩn đoán tình trạng giả phình động mạch với những bệnh nhân có tiền sử bị chấn thương động mạch, các phương pháp thường được bác sĩ chỉ định như:
- Siêu âm: Là phương pháp được sử dụng phổ biến giúp quan sát được lưu lượng máu trong động mạch vào vùng giả phình.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X-quang: Đây là những kỹ thuật có thể được chỉ định nhằm đánh giá tình trạng giả phình động mạch do thông tim một cách chặt chẽ hơn.
Phương pháp điều trị tình trạng giả phình động mạch
Đưa ra quyết định can thiệp điều trị tình trạng giả phình động mạch do thông tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong đó, triệu chứng và kích thước là hai yếu tố quan trọng. Một tình trạng giả phình động mạch được cân nhắc điều trị khi kích thước của vết phình vượt quá 2 cm hoặc xuất hiện các biến chứng như sưng và đau tại vùng bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu có sử dụng thuốc loãng máu cũng cần được xem xét khi quyết định việc điều trị bởi đây là loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu và xuất hiện các biến chứng khác. Phương pháp điều trị gồm:
- Theo dõi, quản lý bệnh: Đối với tình trạng giả phình nhỏ và đồng thời không có khả năng gây ra các biến chứng nào thì việc thường xuyên theo dõi và kiểm tra siêu âm được khuyến nghị. Điều này sẽ giúp các bác sĩ xác định được giả phình có biến mất hay không.
- Nén bằng siêu âm: Phương pháp nén bằng siêu âm được sử dụng với áp lực ngoại vi nhằm giải phóng phần máu tụ trong giả phình. Siêu âm sẽ giúp xác định một cách chính xác về kích thước và vị trí của giả phình. Sóng siêu âm được sử dụng để phân biệt các mạch máu trong cơ thể, sau khi máy đã phát hiện ra giả phình động mạch, bác sĩ sẽ thực hiện ấn đầu siêu âm tại khu vực đó, áp lực từ máy sẽ giúp giải phóng máu bị tích tụ.
- Tiêm thuốc: Tiêm thuốc với sự hướng dẫn của máy siêu âm là việc nhờ vào hình ảnh siêu âm để xác định chính xác vị trí xuất hiện giả phình. Sau đó, tiêm thuốc vào, thuốc được tiêm thường là thrombin. Đây là phương pháp giúp ngăn chặn sự phát triển và vỡ ra của vết phình động mạch.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp kích thước của túi phình lớn hơn 2 cm hoặc điều trị bằng siêu âm không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân mắc giả phình động mạch.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý 7 món ăn sáng tốt cho sức khỏe dễ làm tại nhà
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng giả phình động mạch?
Phòng ngừa tình trạng giả phình động mạnh là việc làm quan trọng, cần thiết vì chúng không chỉ giúp bệnh nhân giảm được nguy cơ phát triển bệnh mà còn giảm sự can thiệp của y tế sau này. Để việc phòng ngừa được hiệu quả, các thủ thuật y tế cần được thực hiện một cách chính xác, nhất là trong quá trình luồn các dụng cụ vào động mạch hay chích kim là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm cả việc lựa chọn vị trí can thiệp, sử dụng kỹ thuật một cách phù hợp và theo dõi thường xuyên, chặt chẽ sau khi phẫu thuật diễn ra.
Bệnh nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tình trạng này. Theo đó, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn chăm sóc sau khi phẫu thuật của bác sĩ, đồng thời theo dõi những triệu chứng và dấu hiệu bất thường tại vùng vừa thực hiện can thiệp. Ngoài ra, bệnh nhân cần đến kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ biết mọi vấn đề xảy ra với sức khỏe của mình. Điều này không những giúp phát hiện sớm những vấn đề sau phẫu thuật thông tim mà còn giúp việc can thiệp được diễn ra kịp thời, nhằm tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Vận động sau sinh như thế nào là phù hợp? Một số bài tập vận động cho phụ nữ sau sinh
Bài viết trên đã thông tin đến bạn những vấn đề liên quan đến tình trạng giả phình động mạch do thông tim. Mặc dù đây chỉ là một thủ thuật ở mạch máu ngoại biên, thường sẽ không xảy ra những biến chứng nào quá nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhận biết các dấu hiệu để kịp thời can thiệp, tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Khi hiểu rõ về tình trạng này, bệnh nhân sẽ quản lý sức khỏe của mình một cách chủ động hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể