Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết

Dấu hiệu kiệt sức sẽ biểu hiện sau các vấn đề như: Giấc ngủ gián đoạn, sự thay đổi trong thói quen hoặc căng thẳng trong cuộc sống. Làm sao có thể biết mình đang kiệt sức?

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết

Kiệt sức hay còn gọi là mệt mỏi sẽ trở thành vấn đề khi nó tiếp diễn hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bạn. Kiệt sức không phải là một rối loạn tâm thần. Nhưng kiệt sức có thể gây ra bởi sự lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn thần kinh và giấc ngủ, rối loạn điện giải, tiểu đường, béo phì, đang bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư. Dấu hiệu của kiệt sức sẽ thể hiện qua toàn bộ thể chất và tinh thần của bạn.

Kiệt sức là gì?

Kiệt sức không chỉ đơn giản là cảm giác mệt mỏi. Kiệt sức được định nghĩa là một tình trạng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng mệt mỏi về tâm lý và thể chất đáp ứng với căng thẳng tâm lý xã hội lâu dài.

Các dấu hiệu kiệt sức sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của bạn, bao gồm khả năng vận động, trí nhớ, sự tập trung và tốc độ xử lý vấn đề.

Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết 2

Kiệt sức ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể chất

Mặc dù mệt mỏi đôi khi được nghĩ là kiệt sức nhưng thực tế kiệt sức nghiêm trọng hơn tình trạng mệt mỏi. Bạn có thể có cảm giác mệt mỏi vào cuối ngày làm việc hoặc do tập luyện thể chất vất vả. Sự mệt mỏi này thường được giải quyết bằng một giấc ngủ ngắn hoặc một vài đêm ngủ ngon.

Dấu hiệu kiệt sức là gì?

Một số dấu hiệu kiệt sức mà bạn cơ thể nhận ra ở người xung quanh hoặc chính bản thân bạn như sau:

Mệt mỏi tột độ

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ ngon. Đồng thời cũng cảm thấy không thể tham gia các hoạt động hàng ngày như nấu ăn hoặc tập thể dục. Sự mệt mỏi này làm ảnh hưởng sâu sắc đến thể chất và cả tinh thần.

Cảm thấy thất bại

Bạn sẽ luôn cảm thấy mình làm sai hoặc chưa hoàn thành tốt trong mọi việc. Bạn có thể cảm thấy mình không tạo ra được sự khác biệt nào ở nơi làm việc, ở nhà hoặc trong cộng đồng. Thậm chí cảm giác thất bại sẽ làm bạn luôn tự ti, không còn mục tiêu làm việc hoặc học tập.

Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết 3

Luôn cảm thấy thất bại là một trong các dấu hiệu kiệt sức

Nghi ngờ bản thân

Khi gặp các công việc khó khăn, mặc dù đã hoàn thành hay chưa nhưng bạn luôn băn khoăn rằng bạn có làm tốt hay không. Ngoài ra nếu việc đó chưa được thực hiện bạn sẽ luôn tự hỏi bản thân rằng mình có làm được hay không hoặc không dám thực hiện vì sợ làm không tốt.

Khó ghi nhớ

Bạn có thể cảm thấy khó nhớ một số nhiệm vụ hoặc thông tin nhất định. Hoặc thậm chí bạn hay quên mọi thứ cần phải làm và không xác định được mình muốn làm gì.

Tính cách trở nên khó chịu

Tính cách của bạn có thể thay đổi theo hướng tiêu cực: Trở nên cáu kỉnh hoặc thiếu kiên nhẫn với những người xung quanh. Bạn chỉ muốn làm việc một mình, không muốn chia sẻ hoặc cùng làm việc với nhóm. Tự cô lập mình với gia đình, cao hơn là đồng nghiệp và xã hội.

Thiếu tập trung

Sự thiếu tập trung xảy ra khi bạn kiệt sức và không thể tập trung vào nhiệm vụ cần làm. Bạn chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trong năm phút, sau đó sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và bỏ cuộc. Điều này dẫn đến tình trạng bạn không thể đặt được mục tiêu cho bản thân. Bạn sẽ bỏ mọi thứ qua một bên và không biết khi nào sẽ tiếp tục thực hiện.

Cảm thấy căng thẳng

Các vấn đề trong công việc, gia đình hoặc những vấn đề khác trong cuộc sống lại trở nên quá sức chịu đựng và bạn đang có cảm giác bị chìm hoàn toàn trong đó. Sự căng thẳng kéo dài sẽ gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Cô lập các mối quan hệ

Điều này được giải thích là do bạn có thể cố gắng tách mình hoàn toàn khỏi công việc và các mối quan hệ cá nhân nhằm bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương. Ngoài ra có thể bởi vì bạn không còn đủ sức để nuôi dưỡng các mối quan hệ xung quanh với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Loạn thị 1 bên mắt là gì? Điều trị như thế nào?

Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết 4
Căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác nghiêm trọng

Các biện pháp khắc phục kiệt sức

Các dấu hiệu kiệt sức bắt đầu xuất hiện có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Biện pháp khắc phục có thể được áp dụng như sau:

  • Thay đổi thói quen ngủ: Ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng. Bạn nên đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó nên thay đổi một chút phòng ngủ để ngủ thoải mái mà ít bị phiền nhiễu.
  • Hạn chế caffein: Caffein có thể là nguyên nhân làm cho tinh thần bạn ngày càng kiệt sức. Bởi vì bạn phụ thuộc sự tỉnh táo vào caffein. Lúc đầu việc cai caffein có thể gây đau đầu và khó chịu. Bạn nên tập bỏ từ từ bằng cách không dùng các sản phẩm có chứa caffeine như: Nước ngọt, nước tăng lực, một số loại thuốc thảo dược.
  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất có thể cải thiện các triệu chứng. Khi bạn kiệt sức thì việc bắt đầu tập thể dục có thể là một trở ngại lớn. Tuy nhiên chỉ vận động 15 phút mỗi ngày có thể giúp bạn nhanh hồi phục lại, lấy lại năng lượng cần có.
  • Thiền: Thiền định có thể là phương pháp hữu ích để luyện tập lấy lại sự cân bằng trong tâm trí. Khi tập thiền bạn nên tìm hiểu phương pháp thực hiện trước để thực hiện cho đúng cách. Lựa chọn phương pháp đúng cách sẽ giải phóng được các hormone hạnh phúc trong cơ thể, nhanh chóng cải thiện tâm trạng của bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ tâm lý: Khi tất cả các vấn đề trở nên khó khăn hơn, các dấu hiệu kiệt sức càng nặng nề hơn thì hãy tìm đến bác sĩ nhé. Bởi vì lúc này, sự ảnh hưởng của kiệt sức đã vượt khỏi tầm khỏi soát của bản thân. Cho nên để hoàn toàn phục hồi trạng thái như ban đầu, bác sĩ tâm lý sẽ tìm cách giải thoát cho bạn những suy nghĩ tiêu cực.
  • Thay đổi chế độ ăn: Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng một giấc ngủ điều độ sẽ đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng tích cực. Tất cả các chất dinh dưỡng sẽ luôn cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì thì việc giảm cân sẽ tạo một động lực vui vẻ hơn. Ngoài ra những người béo phì cũng có nguy cơ kiệt sức cao hơn. Do đó nên theo đuổi một chế độ ăn uống lành mạnh để hồi phục thể trạng nhanh nhất.

Các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết 5

>>>>>Xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn

Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, tập luyện thể thao để có cuộc sống nhẹ nhàng hơn

Như vậy qua bài viết trên bạn đã hiểu được các dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết. Bạn nên để ý đến những người xung quanh hoặc chính bản thân mình để kịp thời điều trị. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *