Tủy răng được ví như trái tim của răng bởi nó là nguồn duy trì sự tồn tại và chắc khỏe cho răng. Tình trạng răng lấy tủy bị vỡ diễn ra ngày càng phổ biến, khiến người mắc phải cảm thấy lo lắng, không biết nguyên nhân là do đâu và phương pháp để điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tình trạng răng lấy tủy bị vỡ, bị bể không còn quá xa lạ, đặc biệt ở những người đã từng điều trị tủy răng. Răng lấy tủy bị vỡ mặc dù không gây đau buốt nhưng nó cũng có thể gây hại đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về răng lấy tủy bị vỡ, nguyên nhân cũng như các phương pháp để điều trị tình trạng này.
Contents
Nguyên nhân răng lấy tủy bị vỡ
Răng được cấu tạo từ ba thành phần chính đó là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Tủy răng là phần nằm ở lớp trong cùng chứa các dây thần kinh và mạch máu, có tác dụng làm cho răng chắc khoẻ, nhận biết được nhiệt độ, thức ăn khi nhai. Khi tủy răng bị viêm nhiễm, nếu để lâu và không được điều trị nó sẽ bị thối. Lúc này các bác sĩ nha khoa bắt buộc phải loại bỏ hết tủy răng để bảo vệ các phần còn lại của răng cũng như những răng xung quanh.
Đối với những chiếc răng đã được lấy tủy vẫn có khả năng tồn tại khoảng từ 25 – 30 năm nếu được vệ sinh răng miệng tốt. Răng sau khi bị lấy tủy sẽ không còn cảm nhận được nhiệt độ hay sự đau buốt nữa. Đồng thời, phần thân răng còn lại bao gồm ngà răng và men răng cũng không còn được nuôi dưỡng dẫn đến nó rất dễ suy yếu, giòn, dễ bị vỡ và bị đổi màu.
Răng sau khi lấy tủy bị vỡ là điều khó tránh khỏi, nó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách nên không loại bỏ được thức ăn thừa trong khoang miệng và kẽ răng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn những loại thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc cứng.
- Tập trung lực nhai nhiều ở vị trí răng đã lấy tủy làm cho răng bị vỡ.
- Thói quen xấu như hay cắn bút, nắp chai, móng tay hoặc nghiến răng khi ngủ.
- Do vật liệu hàn trám răng kém chất lượng.
- Do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật trám răng làm cho răng càng yếu và dễ bị vỡ hơn sau khi bị lấy tủy.
Dấu hiệu nhận biết răng lấy tủy bị vỡ
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết răng lấy tủy bị vỡ tự nhiên:
- Răng lấy tủy bị lung lay: Nếu đột nhiên sau khi nhai hoặc trong lúc đang vệ sinh răng miệng bạn phát hiện chiếc răng lấy tủy bị lung lay và lợi của vị trí chiếc răng đó bị tụt hơn so với những răng bình thường bên cạnh thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng răng có nguy cơ bị mẻ. Nếu để lâu, tình trạng lung lay sẽ càng nghiêm trọng hơn và răng đó có thể sẽ bắt đầu bị vỡ mà không có lý do.
- Răng bị vỡ dọc: Một số trường hợp răng lấy tủy không bị vỡ ra mà chỉ xuất hiện những đường sứt mẻ nhỏ, nếu không chú ý kỹ sẽ khó để phát hiện ra. Theo thời gian, tình trạng nứt này có thể nghiêm trọng hơn, có thể gây vỡ dọc từ trên răng xuống tới chân răng.
- Răng lấy tủy bị đen: Đột nhiên bạn thấy chiếc răng đã lấy tủy bị xỉn màu hơn so với những chiếc răng bên cạnh, răng đó có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen. Đây là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang ở trạng thái kém nhất, chỉ một tác động lực nhỏ cũng có thể khiến răng bị vỡ.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết các dấu hiệu suy tim nghiêm trọng
Phương pháp điều trị tình trạng răng bị vỡ sau khi lấy tuỷ
Tuỳ vào tình trạng răng bị vỡ miếng nhỏ hay miếng lớn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Răng bị vỡ nhẹ
Nếu răng bị nứt, vỡ không quá nghiêm trọng hoặc bị nứt vỡ dọc thì phương pháp hàn trám sẽ không thể khắc phục hoàn toàn và dứt điểm trong những trường hợp này. Đa số bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ để bảo vệ tốt nhất phần răng còn lại. Để thực hiện việc bọc răng sứ, bác sĩ cần mài một chút cùi răng và thiết kế một mão sứ mới bọc ở bên ngoài cho răng.
Ngoài ra, việc bọc sứ cho răng còn mang lại một số lợi ích như sau:
- Ngăn ngừa tình trạng răng lấy tủy bị vỡ tiếp tục xảy ra.
- Có thể nhai thoải mái mà không cần điều chỉnh lực nhai hay không cần lo lắng đến những đồ ăn nóng, lạnh hay cứng.
- Kéo dài tuổi thọ của răng.
- Tính thẩm mỹ cao, đảm bảo răng bọc sứ có độ tương đồng cao so với răng thật.
Bởi những lợi ích mà răng sứ mang lại, bạn nên bọc răng sứ ngay từ đầu khi vừa thực hiện lấy tủy răng.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu của việc mẹ bị đa ối trong khi mang thai
Răng bị vỡ nặng
Trong trường hợp vỡ nặng chỉ còn lại phần chân răng hoặc bị vỡ dọc răng thì bác sĩ thường chỉ định nhổ để lấy hoàn toàn phần răng còn lại vì lúc này răng không thể nào phục hình lại bằng cách bọc sứ nữa. Để đảm bảo về khả năng nhai và tính thẩm mỹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số biện pháp như làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để phục hình lại chiếc răng đã bị mất:
- Cầu răng sứ: Bác sĩ sẽ mài hai chiếc răng bên cạnh vị trí mất răng để làm cầu nối giữ chiếc răng đã mất ở giữa. Các thao tác vẫn được thực hiện tương tự như phương pháp bọc răng sứ nhưng chi phí tăng gấp ba lần bởi phải cần đến 3 chiếc răng để phục hình một chiếc đã mất.
- Trồng răng Implant: Răng mới được tạo thành từ ba phần gồm trụ Implant, trụ nối Abutment và răng sức bên trên. Trụ Implant sẽ đóng vai trò như chân răng thật, cắm trực tiếp vào xương hàm để duy trì việc tồn tại chắc khỏe của răng. Phương pháp này giúp tạo hình chiếc răng độc lập, vững chắc mà không cần phụ thuộc vào hai chiếc răng bên cạnh. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao và đòi hỏi tay nghề cũng như công nghệ sử dụng cao, chất lượng.
Răng sau khi bị lấy tủy thường giòn và dễ vỡ bởi nó không còn được nuôi dưỡng. Tuy nhiên nó vẫn có thể tồn tại khá lâu nếu được chăm sóc tốt. Răng lấy tủy bị vỡ có thể do nhiều nguyên nhân và có các phương pháp điều trị khác nhau tùy vào tình trạng nứt vỡ của răng. Việc điều trị tại cơ sở uy tín, tay nghề cao kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng cách có thể nâng cao tuổi thọ của răng.
Xem thêm:
- Chữa tủy răng có đau không và ai nên chữa tủy răng?
- Vì sao răng chết tủy đổi màu? Phương pháp điều trị răng bị chết tủy
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể