Viêm amidan là một bệnh lý hầu họng phổ biến đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, một số người khi bị viêm amidan thường kèm theo đau tai. Vậy tại sao viêm amidan gây đau tai? Tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Giải đáp tại sao viêm amidan gây đau tai?
Không ít người khi bị viêm amidan thường có triệu chứng đau tai. Vậy tại sao viêm amidan gây đau tai? Liệu đây có phải là một biến chứng mà viêm amidan gây ra? Chúng có nguy hiểm cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Contents
Nguyên nhân tại sao viêm amidan gây đau tai
Viêm amidan (Tonsillitis) là tình trạng khu vực amidan ở họng bị nhiễm trùng và sưng viêm. Các tác nhân gây ra tình trạng này thường là vi khuẩn và virus. Đây là bệnh lý có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào, gây đau họng, khó nuốt và thậm chí có thể gây sốt cao.
Đau tai cũng là một triệu chứng thường gặp ở người viêm amidan, nhất là các đối tượng không thăm khám sớm và để bệnh kéo dài. Nguyên nhân là vì tai, mũi và họng là những đường ống thông với nhau. Vì vậy vi khuẩn từ vùng amidan ở họng hoàn toàn có thể được phát tán đến các khu vực tai ở gần chẳng hạn như vùng tai giữa gây viêm.
Không những đau mà tình trạng viêm tai hậu viêm amidan còn có thể gây ra một số các dấu hiệu rối loạn thính giác. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng tai,…
Tệ hơn, bệnh tình còn có thể tiến triển đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng,… Vì vậy việc thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu đau tai hậu viêm amidan là vô cùng quan trọng.
Điều trị đau tai do viêm amidan như thế nào?
Khi có dấu hiệu đau tai sau khi bị viêm amidan một thời gian, hãy đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, thậm chí là đề kháng kháng sinh. Khi này thì việc điều trị trở nên vô cùng phức tạp và tốn kém.
Việc điều trị viêm amidan khi đã xuất hiện các biến chứng thường sẽ rất khó khăn, cần thời gian điều trị kéo dài. Một số phương pháp điều trị đau tai do viêm amidan thường gặp bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc phù hợp sau khi thực hiện các chẩn đoán cần thiết để chắc chắn bệnh nhân đang nhiễm trùng tai, chẳng hạn như xét nghiệm công thức máu. Nhìn chung, tình trạng đau tai do viêm amidan sẽ thường được kê kháng sinh kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, chống viêm,…
Kết hợp với đó, bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và tai sạch sẽ. Súc họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ và làm sạch ráy tai thường xuyên.
Hỗ trợ điều trị
Trong hầu hết các bệnh lý nhiễm trùng thì hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng. Khi sức đề kháng gia tăng thì sự phát triển của các chủng vi khuẩn cũng được kiểm soát. Vì thế đi kèm với việc tuân thủ điều trị luôn luôn là các biện pháp nâng cao hệ thống miễn dịch.
Để làm được điều này, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nhiều nước. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung kẽm, protein,vitamin A, C, E, D qua thức ăn và các thực phẩm chức năng phù hợp.
Phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt bỏ amidan được chỉ định trong các trường hợp viêm amidan mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Trường hợp này nếu không can thiệp phẫu thuật thì người bệnh sẽ khó nuốt, mất ăn, mất ngủ. Thậm chí vùng amidan sưng to còn chèn ép đường thở, gây ra các triệu chứng khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ rất phức tạp.
Sau khi cắt bỏ amidan, bệnh nhân cần kiêng nói chuyện từ 7 – 10 ngày. Điều này có thể làm nhịp sống của người bệnh bị chững lại. Tuy nhiên, sau thời gian đó thì người bệnh hoàn toàn có thể bắt đầu tập nói trở lại. Bắt đầu từ việc nói nhỏ nhẹ rồi to dần lên chứ không nói lớn.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa đuôi tóc khô xơ, chẻ ngọn
Những lưu ý khi bị đau tai do viêm amidan
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình gặp phải tình trạng đau tai hậu viêm amidan, hãy lưu ý một số điểm an toàn sau:
- Nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để thăm khám và chữa trị dứt điểm bệnh. Tự tiện dùng thuốc hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Lúc này, áp dụng các biện pháp điều trị cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Tích cực giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ, vùng ngực trong những ngày lạnh giá. Hạn chế uống nước với đá mà thay vào đó hãy tập thói quen uống nước ấm để bệnh tình mau chóng phục hồi.
- Cần phải giữ và vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ. Nên súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp làm loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch cổ họng.
- Ăn nhiều các loại rau củ tươi, đặc biệt là các loại cải sẽ cung cấp các vitamin giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra trong cải còn có chứa các hợp chất lưu huỳnh có công dụng kháng khuẩn giúp giảm viêm nhanh chóng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là bia rượu và thuốc lá.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh viêm tai giữa, chẳng hạn như thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai, dụng cụ vệ sinh tai, bàn chải đánh răng. Vi khuẩn từ người này có thể là nguồn lây nhiễm và khiến bạn cũng bị bệnh.
- Tắm bằng nước ấm, khi tắm thì nên tránh không để nước rơi vào tai đang bị viêm.
- Đối với bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ amidan, việc tập nói sau phẫu thuật cần sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. Việc luyện tập sai cách có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, thậm chí có thể gây biến đổi giọng nói vĩnh viễn.
>>>>>Xem thêm: Hình ảnh bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại theo 4 cấp độ
Trên đây là những thông tin cần biết giúp giải đáp thắc mắc tại sao viêm amidan gây đau tai. Qua đó hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để điều trị tình trạng này hiệu quả cho bản thân và gia đình. Hãy tham khảo các thông tin Kenshin cung cấp trong các bài viết mới nhất để có biện pháp phòng bệnh cho bản thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể