Với tỉ lệ các bệnh lý liên quan đến tim mạch ngày càng tăng cao, một số bệnh lý thậm chí cần phải phẫu thuật, không ít người thắc mắc rằng nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim? Những biến chứng có thể gặp phải
Các vấn đề liên quan đến tim mạch không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật. Đôi khi chúng có thể được giải quyết bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc các thủ thuật đơn giản không phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ cần thiết trong trường hợp giải quyết các vấn đề như suy tim, tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ lưu lượng máu trong động mạch vành, van tim hư, các mạch máu lớn bị giãn (chẳng hạn như động mạch chủ) và nhịp tim bất thường. Có hai phương án lựa chọn phẫu thuật tim mạch là mổ hở hoặc mổ nội soi. Vậy nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim, đâu là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất?
Contents
Phẫu thuật tim hở
Phẫu thuật tim hở là một thủ thuật để điều trị các vấn đề về tim mà bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận được trái tim một cách trực tiếp. Để tiếp cận tim, các bác sĩ phải phẫu thuật cắt xuyên qua xương ức và các xương sườn, việc này cho phép bác sĩ có thể thực hiện nhiều loại phẫu thuật tim thông qua các vết mổ nhỏ hơn, ít xâm lấn hơn, bao gồm các vết mổ nhỏ giữa các xương sườn ở bên phải ngực.
Phẫu thuật tim hở điều trị các vấn đề về tim bao gồm suy tim, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, chứng phình động mạch và bệnh động mạch vành. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt qua xương ức và lồng ngực để tiếp cận tim. Bạn có thể cần phẫu thuật tim hở nếu bạn mắc một số bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp bao gồm rung nhĩ, dị tật tim bẩm sinh, chẳng hạn như thông liên nhĩ hoặc hội chứng thiểu sản tim trái (cấu trúc tim kém phát triển), bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh van tim, phình động mạch chủ ngực,…
Phẫu thuật nội soi tim
Phẫu thuật tim nội soi toàn phần (ECS) là phương pháp phẫu thuật nhằm giảm thiểu xâm lấn, vết thương do phẫu thuật. ECS là phương pháp tiếp cận tiên tiến trong lĩnh vực phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, là một phẫu thuật đòi hỏi phải được đào tạo và sử dụng dụng cụ chuyên biệt. Phẫu thuật nội soi lồng ngực cần dựa vào ống nội soi lồng ngực và camera đi kèm. Những dụng cụ này thay thế mắt của bác sĩ phẫu thuật, nâng cao khả năng quan sát, cung cấp hình ảnh 4K độ phân giải cao, rõ ràng về tim và các cấu trúc của nó.
Phẫu thuật nội soi tim làm giảm chấn thương phẫu thuật nên mang lại một số ưu điểm sau:
- Ít đau đớn.
- Thời gian chăm sóc đặc biệt và nằm viện ngắn hơn.
- Ít nhiễm trùng phẫu thuật.
- Ít biến chứng chu phẫu.
- Phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn và trở lại cuộc sống bình thường.
- Kết quả thẩm mỹ tốt hơn và sự thoải mái sau phẫu thuật.
Phẫu thuật nội soi tim là một phương pháp phẫu thuật hiện đại, có thể dùng để điều trị bệnh lý về van tim như van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ, khiếm khuyết tâm nhĩ, khối u tim, khiếm khuyết bẩm sinh ở tim,…
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ ngay nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi!
Vậy nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim?
Phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim sẽ được chọn lựa tùy thuộc vào vấn đề bệnh lý hoặc sự kết hợp của các bệnh lý và thể trạng của bạn. Thông thường, phẫu thuật tim được lên kế hoạch trước như một phần trong tiến trình điều trị và ít khi phẫu thuật tim là một phương pháp điều trị khẩn cấp.
Việc chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tim có thể mất vài tuần hoặc vài tháng. Trước khi lên lịch phẫu thuật tim và quyết định nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng sẽ chăm sóc, đánh giá tình trạng của bạn. Ngoài ra bạn cũng sẽ tham khảo ý kiến, thảo luận cùng với bác sĩ phẫu thuật tim lồng ngực để hiểu hơn về tình trạng của bản thân, ưu điểm và nhược điểm của từng loại phẫu thuật.
Phẫu thuật tim có kết quả tuyệt vời nhưng vẫn có những rủi ro, như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác. Những rủi ro và biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra bao gồm:
- Phản ứng dị ứng hoặc phản vệ với thuốc gây mê.
- Chứng loạn nhịp tim.
- Mất máu.
- Lú lẫn hoặc khó suy nghĩ rõ ràng.
- Tổn thương các mạch máu hoặc cơ quan lân cận.
- Nhiễm trùng ở vết mổ hoặc bên trong lồng ngực của bạn.
- Đột quỵ.
Rủi ro sẽ cao hơn nếu bạn có các tình trạng sức khỏe như:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Bệnh thận.
- Béo phì.
- Bệnh động mạch ngoại vi.
Bạn có thể sống nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi phẫu thuật tim vì phẫu thuật tim có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tiếp tục làm bất cứ điều gì có thể để giảm thiểu rủi ro cho các vấn đề về tim mạch trong tương lai.
>>>>>Xem thêm: Phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật tim là phẫu thuật quan trọng cho phép người bệnh có được sức khỏe tim mạch tốt hơn. Dành thời gian để tìm hiểu thêm về tình trạng của bạn và cuộc phẫu thuật mà bạn cần là điều cần thiết để biết được trường hợp của mình nên phẫu thuật tim hở hay phẫu thuật nội soi tim.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể