Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Selen là khoáng chất rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của chúng ta. Tuy nhiên, do cơ thể không tự sản xuất được selen nên chúng ta cần nhận biết triệu chứng thiếu selen để bổ sung kịp thời.

Bạn đang đọc: Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Tuy ít được nhắc đến nhưng selen là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Selen tham gia cấu thành nên các chất chống oxy hóa giúp tế bào được bảo vệ trước các gốc tự do, đồng thời selen cũng giúp kích thích hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Đó là lý do vì sao thiếu selen trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng thiếu selen

Selen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm việc hỗ trợ chức năng của hệ thống nội tiết, miễn dịch, tuần hoàn và sinh dục. Khi cơ thể thiếu selen sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số triệu chứng thiếu selen điển hình bạn có thể tham khảo để nhận biết:

Các vấn đề về tim mạch

Triệu chứng thiếu selen được biểu hiện qua một số tình trạng liên quan đến suy tim, phì đại tim, bất thường điện tâm đồ (ECG), nhịp phi mã, thậm chí sốc tim. Nếu không bổ sung selen kịp thời, nhiều người có thể gặp phải bệnh cơ tim sung (xung) huyết (bệnh Keshan).

Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2

Một trong những triệu chứng cảnh báo thiếu selen là các vấn đề có liên quan đến tim mạch

Suy giảm miễn dịch

Do selen có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch nên khi cơ thể thiếu selen bạn sẽ bị tình trạng suy giảm miễn dịch. Khi đó, những virus vô hại trong cơ thể lại trở thành mầm bệnh, khiến những người viêm gan B, C tiến triển nặng hơn. Đối với những bệnh nhân nhiễm HIV, số lượng CD4 (lympho Th) sẽ giảm đồng thời cùng với sự suy giảm nồng độ selen trong huyết tương.

Các vấn đề về não bộ, thần kinh

Do selen là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe não bộ nên khi cơ thể bị thiếu hụt selen sẽ dẫn đến tâm trạng chán nản, thậm chí nhiều người có có hành vi bao lực kích động.

Bên cạnh đó, thiếu selen còn gây ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của một số chất dẫn truyền thần kinh. Nghiên cứu chỉ ra, ở những bệnh nhân Alzheimer nồng độ selen trong não chỉ chiếm khoảng 60% so với người bình thường.

Bất thường tuyến giáp

Do selen cùng với các khoáng chất khác, bao gồm i-ốt, đồng, kẽm,.. có vai trò đảm bảo chức năng cho tuyến giáp, do đó, khi cơ thể bị thiếu selen sẽ có nguy cơ cao khiến tuyến giáp hoạt động bất thường (biểu hiện nồng độ hormone tuyến giáp giảm). Hậu quả là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, người lờ đờ như mất năng lượng, đôi khi có biểu hiện hay quên đi kèm, ăn không ngon, khô da, móng dễ gãy, bị trầm cảm,…

Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4

Thiếu selen khiến tuyến giáp có nguy cơ bất thường

Các vấn đề về xương khớp

Nghiên cứu cho thấy thiếu selen có liên quan đến bệnh Kashin-Beck. Triệu chứng thiếu selen thường thấy là xương biến dạng, các khớp mở rộng, cử động bị hạn chế.

Vô sinh

Thiếu selen còn góp phần gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Vì selen là chất quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp testosterone cũng như sự hình thành phát triển tinh trùng, đồng thời selen còn tham gia vào giai đoạn phát triển phôi ở tử cung nên triệu chứng thiếu selen cũng được tìm thấy ở những trường hợp bị vô sinh.

Nguyên nhân thiếu selen

Mặc dù nhu cầu selen của cơ thể là không nhiều nhưng tình trạng thiếu selen rất dễ xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, cân bằng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc thiếu selen chủ yếu xảy ra do chế độ ăn uống không cung cấp đủ cho cơ thể, một số nơi xuất phát từ nguyên nhân do khan hiếm nguồn selen nhất định. Một phát hiện đáng chú ý là sự thiếu hụt vitamin E cũng diễn ra đồng thời với sự thiếu hụt selen.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt selen

Bên cạnh việc sống ở môi trường tự nhiên có ít selen, một số trường hợp sau đây có tình trạng bệnh lý góp phần gây tăng nguy cơ thiếu selen không liên quan đến nơi sống:

  • Người mắc bệnh thận đang chạy thận nhân tạo;
  • Người bị nhiễm HIV;
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, điển hình là bệnh Crohn.

Ở những người có các tình trạng bệnh lý trên, sự hấp thụ selen của cơ thể thường sẽ bị ảnh hưởng cho dù chế độ ăn uống hàng ngày có cung cấp đầy đủ selen.

Khắc phục thiếu selen thế nào?

Theo thống kê, tình trạng thiếu selen thường có quy mô ở cấp độ dân số hơn là cá nhân, hay nói cách khác là thiếu selen nói chung gây ảnh hưởng đến cả một cộng đồng. Vì thế, thiếu selen trong cộng đồng là tình trạng thường được giải quyết thông qua việc làm phong phú nguồn thực phẩm bằng các hợp chất selen, điển hình như tạo ra loại trứng gà giàu selen.

Bên cạnh đó, thiếu selen cũng có thể được giải quyết thông qua biện pháp bổ sung men selen. Việc sử dụng muối vô cơ cũng là một trong những cách giúp bổ sung selen nhanh chóng trong tình trạng cơ thể bị thiếu hụt tổng thể. Nhu cầu selen hàng ngày ở mỗi độ tuổi là khác nhau, với người lớn là khoảng 90 mcg/ngày. Theo WHO, ở những người trưởng thành độ tuổi từ 19 tuổi trở lên thì mức tiêu thụ selen có thể chấp nhận được mỗi ngày là 400 microgam hoặc 5,1 micromol. Nếu tiêu thụ trên mức này sẽ được đánh giá là độc hại.

Thiếu selen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Sâu kẽ răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị

Bổ sung selen qua chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là vô cùng cần thiết

Ngoài ra, tổ chức WHO cũng khuyến cáo về nhu cầu selen đối với trẻ em cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 6 mcg/ngày;
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 10 mcg/ngày;
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 17 mcg/ ngày;
  • Trẻ 4 – 9 tuổi: Khoảng 20 mcg/ngày;
  • Thanh thiếu niên 10 – 18 tuổi: 26 mcg/ngày (nữ) và 32 mcg/ngày (nam).

Vì cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được selen nên việc cần làm là bổ sung selen từ bên ngoài thông qua thức ăn và các sản phẩm bổ sung. Một số loại thực phẩm giàu selen nên tăng cường bổ sung đó là cá (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá mòi), tôm, cua, hàu, sò điệp, thịt bò, thịt lợn, gan, trứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, bông cải xanh, bắp cải, nấm, rong biển, tỏi, táo, sữa,…

Tóm lại, cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng để ngăn ngừa cơ thể thiếu selen. Triệu chứng thiếu selen rất dễ nhận biết, do đó bản thân chúng ta cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân cũng như trẻ nhỏ để có thể bổ sung selen kịp thời trong trường hợp bị thiếu hụt selen, tránh để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng do không đủ selen gây ra.

Xem thêm:

  • Selen có trong thực phẩm nào?
  • Selen có giúp giảm cân không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *