Buồn nôn khi đói là bệnh gì? Cách giảm tình trạng buồn nôn khi đói

Hiện tượng buồn nôn tương đối thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tại đường tiêu hóa. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra cơn buồn nôn khi đói và các cách khắc phục tình trạng này.

Bạn đang đọc: Buồn nôn khi đói là bệnh gì? Cách giảm tình trạng buồn nôn khi đói

Buồn nôn khi đói có thể là một dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hóa. Chính vì thế, bạn cần theo dõi kĩ các dấu hiệu mắc kèm và chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cơn buồn nôn khi đói

Có một sống nguyên nhân chính gây ra triệu chứng buồn nôn khi đói, có thể kể đến như:

  • Do hội chứng đau nửa đầu;
  • Cơ thể bị hạ đường huyết;
  • Trào ngược dạ dày – thực quản;
  • Việc sử dụng thuốc khi đang đói;
  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ.

Buồn nôn khi đói, cảm thấy đói bụng nhưng khi ăn vào vẫn buồn nôn thường cảnh báo 3 loại bệnh lý chính sau:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu gặp phải các triệu chứng buồn nôn khi đói bụng, rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý tại dạ dày và tá tràng, như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Viêm loét tại dạ dày được hiểu là khi lớp bảo vệ dạ dày bị phá hủy, acid dạ dày có thể tấn công làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Khi tình trạng này kéo dài, có thể diễn tiến nặng hơn là hỏng lớp cơ tại niêm mạc tá tràng (phần đầu của ruột non).

Nếu biểu hiện buồn nôn khi đói diễn ra thường xuyên, đi cùng với là các triệu chứng như rát bụng, đau bụng, ợ hơi,… thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc này giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Buồn nôn khi đói 02

Buồn nôn khi đói có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm trực tràng

Bệnh viêm trực tràng thường xảy ra ở những người hay lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, các thực phẩm cay nóng hoặc các chất kích thích gây nghiện.

Khi bạn bị viêm trực tràng, bạn thường trải qua các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng khu trú ở bên trái, sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy và có thể kèm theo phân có lẫn máu. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người mắc phải.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ngoài hai bệnh lý vừa đề cập bên trên, còn thêm một căn bệnh thường gây ra triệu chứng buồn nôn khi đói là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Bệnh trào ngược thực quản liên quan đến việc acid trong dạ dày của bạn di chuyển ngược lên trên thực quản, gây loét thực quản. Bệnh này là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, khản cổ và khó nuốt thức ăn.

Cách giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đói

Khi tình trạng buồn nôn khi đói kéo dài thường xuyên, kèm theo các biểu hiện như đau bụng, sốt cao, khó thở và tức ngực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và theo dõi. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đói:

  • Ăn uống điều độ, đầy đủ các bữa ăn trong ngày. Đặc biệt hơn, bữa sáng bạn nên chọn các thực phẩm ăn nhẹ, dễ tiêu, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa. Tránh thói quen xấu là nằm ngay sau khi ăn no.
  • Điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, nên tập và giữ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
  • Tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao, việc này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
  • Giảm tối thiểu việc ăn cay bị đau bụng, ăn quá chua hoặc nhiều dầu mỡ, các loại bánh kẹo, nước ngọt nhiều đường tinh luyện.
  • Bổ sung thêm vào bữa ăn hằng ngày các loại rau xanh, trái cây. Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Xì hơi khi có kinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Buồn nôn khi đói 03
Ăn đủ bữa, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm lành mạnh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc, bằng cách tự ý đi mua thuốc điều trị triệu chứng. Khi triệu chứng buồn nôn khi đói kéo dài và có dấu hiệu ngày càng tiến triển nặng, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp

Buồn nôn khi đói có phải do đang mang thai?

Buồn nôn có phải do mang thai thì không chắc chắn được, vì còn nhiều nguyên nhân khác gây buồn nôn. Bạn có thể quan sát các thay đổi khác của cơ thể, cùng với việc dùng que thử thai để kiểm tra.

Nhiều mẹ bầu buồn nôn khi đói ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, sau thời gian này, tình trạng buồn nôn sẽ biến mất.

Đói bụng nhưng ăn vào buồn nôn

Hiện tượng này tương đối phổ biến. Nếu trải qua tình trạng đói nhưng ăn vào buồn nôn, có thể bạn đang gặp một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Buồn nôn khi đói 04

>>>>>Xem thêm: Lo lắng có ảnh hưởng đến huyết áp không? Biện pháp cải thiện huyết áp do lo lắng gây ra

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến triệu chứng buồn nôn khi đói

Buồn nôn nhưng không nôn được

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được có thể kể đến như cơ thể căng thẳng, lo lắng, bị mất nước, hạ đường huyết hoặc do bệnh đau nửa đầu.

Vậy là bạn đã biết được một số nguyên nhân gây ra triệu chứng buồn nôn khi đói và các cách giúp giảm tình trạng này. Việc thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh ở đường tiêu hóa, cùng với đó là thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, thể dục thường xuyên giúp bạn duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

Xem thêm:

Ăn xong buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Các nguyên nhân gây buồn nôn khó chịu trong bụng

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *