Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên tình trạng tràng hoa quấn cổ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?
Bạn đang đọc: Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 do đâu? Có nguy hiểm không?
Khi mang thai, không thể tránh được tình trạng dây rốn quấn cổ ở nhiều thai nhi. Khi thai nhi lớn dần, đặc biệt là ở tuần 36, tình trạng này sẽ càng phổ biến hơn. Điều này khiến nhiều cha mẹ băn khoăn rằng liệu trẻ có bị ngạt thở hay không. Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì? Hãy cùng Kenshin đi tìm lời giải cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
- 3 Làm sao để nhận biết thai nhi tuần 36 bị dây rốn quấn cổ?
- 4 Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 có nguy hiểm không?
- 5 Nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
- 6 Mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề: “Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?”, bạn cần hiểu rõ về chức năng của dây rốn. Thông thường, dây rốn có chiều dài trung bình khoảng 50cm, là sợi dây nối liền cơ thể mẹ với rốn của em bé. Nó có nhiệm vụ vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ sang con.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 hay còn được biết đến là tình trạng tràng hoa quấn cổ. Lúc này, dây rốn sẽ quấn quanh cổ, người và chân tay của thai nhi 1 vòng. Trên thực tế, ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, trẻ cũng gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, kích thước của thai nhi càng lớn thì nguy cơ bị dây rốn quấn cổ càng tăng lên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đến tuần thứ 36, tỷ lệ tràng hoa quấn cổ có thể lên đến hơn 40%.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi
Bên cạnh câu hỏi: “Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?”, nhiều cha mẹ cũng không khỏi thắc mắc về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là:
Trẻ vận động quá mức
Bề mặt của dây rốn thường được bao phủ bởi một lớp sáp trắng, mềm và trơn. Nó sẽ hạn chế tối đa tình trạng dây rốn thắt nút hoặc dây rốn quấn vào người của thai nhi. Mặc dù vậy, những em bé di chuyển và vận động quá nhiều, nhất là nhào lộn trong bụng mẹ thì vẫn có nguy cơ cao bị dây rốn quấn cổ.
Không những vậy, nếu lớp sáp này quá ít hoặc không đủ để bôi trơn, trẻ sẽ gặp khó khăn khi tự tháo dây rốn ra khỏi cơ thể. Thậm chí, nó còn khiến dây rốn quấn thành nhiều vòng hơn.
Mẹ lao động quá sức
Mẹ thường xuyên lao động quá sức cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ. Để mẹ có thể làm việc được dễ dàng hơn, thai nhi thường có xu hướng quay đầu xuống nhiều. Trong khi đó, nhau thai và dây rốn lại nằm ở phía dưới tử cung nên rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ con. Đây chính là lý do vì sao bác sĩ khuyến nghị các mẹ bầu sắp sinh nên hạn chế vận động mạnh và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, những mẹ bầu gặp phải các tình trạng sau cũng có nguy cơ cao khiến trẻ bị dây rốn quấn cổ ơ tuần thứ 36 là:
- Phụ nữ mang bầu song thai hoặc đa thai;
- Lượng nước ối trong bụng mẹ quá nhiều;
- Chiều dài dây rốn vượt quá mức bình thường;
- Do cấu trúc dây rốn có các dấu hiệu lạ.
Làm sao để nhận biết thai nhi tuần 36 bị dây rốn quấn cổ?
Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là siêu âm. Đặc biệt, nếu dây rốn quấn quá chặt, trẻ sẽ cảm thấy khó thở và suy giảm sức khỏe. Đây chính là lý do vì sao các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích mẹ bầu nên siêu âm định kỳ để phát hiện kịp thời. Từ đó, tránh được những biến chứng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể phát hiện ra tình trạng này thông qua các triệu chứng thai máy bất thường. Nguyên nhân là do em bé thường có xu hướng đạp nhiều hơn khi bị thiếu oxy. Vì vậy, nhận biết thai máy cũng là một biện pháp hiệu quả giúp mẹ chủ động phát hiện ra tình trạng dây rốn đang quấn cổ “bé yêu”.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 có nguy hiểm không?
Trên thực tế, rất nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng con sẽ bị ngạt khi bác sĩ thông báo rằng thai nhi ở tuần 36 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Tuy nhiên, nhiều thống kê thực tế cho thấy phần lớn các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh đều không liên quan đến tình trạng tràng hoa quấn cổ.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
Thai nhi bị suy giảm nhịp tim
Máu cần được luân chuyển trên khắp cơ thể và đổ về tim. Trong khi đó, dây rốn siết chặt sẽ khiến cho máu bị tắc nghẽn. Nhất là khi tử cung của mẹ bầu co thắt trong quá trình chuyển dạ, dây rốn sẽ quấn chặt hơn, khiến lượng máu và oxy vận chuyển đến cơ thể của em bé bị suy giảm nặng nề. Nếu nhịp tim thai hạ xuống liên tục, đi kèm với dấu hiệu suy thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định đẻ mổ để bảo đảm tính mạng của thai nhi.
Làm tăng nguy cơ thai lưu
Nghiên cứu của Hội Sản phụ khoa Quốc tế đã chỉ ra rằng nguy cơ thai lưu do dây rốn quấn cổ là thấp, nhưng không phải là không có. Để giảm thiểu tối đa tình trạng này, mẹ bầu vẫn cần phải siêu âm và thăm khám thường xuyên. Đây chính là biện pháp duy nhất để bác sĩ có thể kiểm soát cũng như đề ra những phương án xử lý kịp thời khi bé bị tràng hoa quấn cổ.
Tìm hiểu thêm: Một số thông tin về nước uống Samsung Pharm Speerong Sol Hàn Quốc
Khiến trẻ bị chậm phát triển
Như đã nói ở trên, tràng hoa quấn cổ ở tuần thứ 36 là nguyên nhân chính khiến lưu lượng máu và oxy vận chuyển từ mẹ sang con suy giảm nặng nề. Hiện tượng này còn hạn chế khả năng tăng trưởng của trẻ, khiến cho trẻ chậm phát triển về mặt thể chất. Sau khi sinh, những em bé bị dây rốn quấn cổ thường nhỏ bé và có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Không những vậy, mẹ cũng cần cảnh giác với biến chứng bại não do thiếu hụt oxy và dưỡng chất trong thời gian dài gây ra.
Nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu cần giữ tâm lý bình tĩnh và thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu thai kỳ đạt từ 18 – 25 tuần tuổi, mẹ hãy yên tâm rằng nhiều em bé có thể tự tháo được dây rốn quấn cổ. Đồng thời, quan sát hiện tượng thai máy một cách thường xuyên.
Trong giai đoạn này, mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo cung cấp đủ chất cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Mẹo dân gian chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36
Theo Tây y, hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 chỉ có thể tự hết nhờ vào quá trình vận động của bé. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn lưu truyền một số mẹo chữa chữa tràng hoa quấn cổ cho bé. Theo đó, mẹ bầu cần bò quanh giường theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu cần phải bò tương ứng với số vòng dây rốn quấn quanh cổ bé. Nếu bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ chỉ cần bò 1 vòng quanh giường.
Mặc dù vậy, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh về hiệu quả của các biện pháp dân gian này. Tuy nhiên, nó có thể ổn định được tinh thần của rất nhiều mẹ bầu.
Trong quá trình thực hiện, mẹ cũng cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:
- Tránh bò ngay sau khi ăn xong hoặc khi đang mệt.
- Không bò với tốc độ quá nhanh để hạn chế bị chóng mặt.
- Nếu thực hiện xong mà thai nhi cử động một cách bất thường hoặc ít cử động hơn so với bình thường thì mẹ hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.
>>>>>Xem thêm: Uống trinh nữ hoàng cung bị chóng mặt không?
Bài viết trên chính là câu trả lời cho thắc mắc: “Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 36 là gì?”. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ cảm thấy an tâm hơn khi mắc phải tình trạng này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể