Khi nặn mụn, nhiều chị em hay thắc mắc là “Nặn mụn có nên nặn hết máu hay không? và cách chăm sóc da sau khi nặn mụn mà không để lại vết thâm”. Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên, đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nặn mụn có nên nặn hết máu không? Cách ngừa thâm mụn sau khi nặn
Khi nhìn thấy bất cứ chỗ nào trên mặt nổi lên mụn, chị em ta thường có thói quen loại bỏ nó đi càng nhanh càng tốt bằng cách nặn đi. Trong nhiều trường hợp, nặn mụn sẽ gây ra tình trạng chảy máu, vậy nặn mụn có nên nặn hết máu hay lập tức cầm máu và ngưng nặn. Việc nhìn nhận đúng đắn sẽ mang lại hệ quả tốt hoặc xấu là điều hết sức quan trọng.
Contents
Nặn mụn có nên nặn hết máu không?
Mụn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người thường chọn cách nặn mụn để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nặn mụn cũng ép được toàn bộ máu trong nốt mụn ra ngoài nên vết thâm thường sẽ lưu lại sau khi nặn mụn. Đặc biệt là mụn trứng cá trên mặt bị tác động ngoại lực sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm vỡ mạch máu dưới da, làm tình trạng viêm nặng hơn, gây chảy máu, thâm tụ máu dưới da. Nhiều người lầm tưởng đây chỉ là những vết thâm mụn thông thường. Trên thực tế, những vết thâm này thường tồn tại rất lâu trên da. Vì mụn không được điều trị đúng cách nên các dịch, cồi mụn vẫn còn đọng lại sâu bên trong.
Nếu mụn viêm để lâu không được điều trị có thể xâm nhập sâu vào da gây ra những tổn thương không thể phục hồi như sẹo rỗ, mất đi độ mịn màng của da. Vậy khi nặn mụn có cần phải nặn hết máu ra không? Câu trả lời là có. Những vết máu bầm tích tụ phải được nặn ra cho đến khi chỉ còn lại máu đỏ và huyết tương. Điều này sẽ loại bỏ tất cả các chất gây viêm, mưng mủ và phần nhân mụn. Giúp làm giảm nguy cơ để lại thâm mụn khó coi, đồng thời loại bỏ nhân mụn và giảm viêm tái phát.
Những loại mụn được phép nặn và loại mụn không nên tự ý nặn
Ngoài việc tìm hiểu về nặn mụn có nên nặn hết máu hay không, chúng ta cũng cần phải biết loại mụn nào nên nặn, loại mụn tuyệt đối không tự ý nặn.
Những loại mụn được phép nặn
Nặn mụn là một trong những phương pháp cơ học giúp loại bỏ mụn ngay lập tức trên da. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện đối với một số loại mụn nhỏ, không viêm, sưng tấy, hoặc mụn trưởng thành mà nhân mụn đã nổi lên trên bề mặt da. Các loại mụn có thể loại bỏ bao gồm:
- Mụn trứng cá là những nốt mụn nhỏ trên da có đầu màu đen hoặc trắng, xuất hiện ở các vị trí không đau ở mặt, ngực, lưng,…
- Mụn đầu đen do tuyến bã nhờn bị oxy hóa thường xuất hiện ở đầu mũi mà không gây viêm.
- Mụn cám là những mụn nhỏ li ti có đầu mụn trắng, thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu.
Mụn không nên tự ý nặn
Nếu bạn bị mụn to, sưng viêm gây tổn thương da do viêm nhiễm thì tuyệt đối đừng nặn mụn một cách không cần thiết mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Những loại mụn bạn không nên nặn là:
- Mụn bọc là một trường hợp mụn khá nặng không xác định được nhân.
- Những mụn mủ to và có đầu trắng phủ đầy mủ.
- Mụn có màu đỏ, viêm, to, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và thường gây đau đớn.
- Mụn nang có nhân sâu và có cảm giác cứng.
- Mụn ở những vùng da mỏng như quanh môi và mắt có thể dễ dàng làm tổn thương da.
Nếu bạn không xác định được loại mụn và tình trạng mụn của mình có nên nặn hay không thì cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và biểu hiện trẻ nói ngọng là gì?
Cách ngừa thâm mụn sau khi nặn
Việc điều trị vết thâm sau mụn đang được nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng làn da sau này. Cách ngăn ngừa vết thâm mụn sau khi nặn:
- Lấy hết nhân mụn: Giúp da bạn phục hồi nhanh hơn sau khi nặn mụn. Nếu nhân mụn còn sót lại, mụn sẽ sưng viêm và nhanh chóng tái phát. Tránh ấn quá mạnh lên mụn vì điều này có thể khiến nốt mụn chuyển sang màu đỏ hoặc để lại vết thâm.
- Không thoa dung dịch hoặc sản phẩm chăm sóc da ngay sau khi nặn: Việc bôi thoa các sản phẩm chăm sóc da ngay vừa nặn mụn xong sẽ làm chất dịch lan ra vùng da xung quanh và gây nhiễm trùng. Để da nghỉ ngơi ít nhất 10 phút, sau đó chấm mụn bằng bông gòn hoặc tăm bông để loại bỏ mủ hoặc dịch.
- Làm sạch da: Làm sạch da giúp giảm viêm, nhiễm trùng và kích ứng sau khi nặn mụn. Dùng nước muối sinh lý thay sữa rửa mặt để làm sạch da. Để có kết quả làm sạch tốt nhất, sau khi rửa lại bằng nước sạch, hãy nhẹ nhàng lau mặt bằng khăn bông sạch. Xin lưu ý mọi thao tác phải hết sức nhẹ nhàng để da không phải chịu thêm những tác động mạnh gây tổn thương thêm.
- Sử dụng sản phẩm đặc trị: Sau khi chiến đấu với mụn, làn da của bạn cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì vậy, hãy sử dụng các phương pháp điều trị đặc biệt do bác sĩ da liễu chỉ định. Cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để ngăn ngừa sẹo, thâm mụn.
- Ngăn chặn tác hại của tia UV: Tia UV là một trong những tác nhân gây ra vết thâm nám trên vùng da mới bị tổn thương. Luôn nhớ bảo vệ làn da bằng cách thoa kem chống nắng phù hợp cho da sau mụn hoặc da nhạy cảm. Bạn cũng nên che chắn bản thân đúng cách trước khi ra ngoài.
- Không chạm tay vào mặt: Bàn tay của chúng ta chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, khi bạn chạm vào mặt, vi khuẩn có thể truyền trực tiếp từ tay sang mặt, gây kích ứng và nhiễm trùng.
- Hạn chế tập thể dục: Tập thể dục có thể khiến mồ hôi chảy ra, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da và đồi mồi, vì vậy hãy hạn chế tập thể dục sau khi mới nặn mụn.
- Hạn chế trang điểm: Việc trang điểm sau khi nặn mụn có thể vô tình gây kích ứng vết thương hở. Ít trang điểm hơn để da được thở và giúp vết thương mau lành hơn.
- Tạm ngừng bước tẩy da chết trong quá trình chăm sóc da: Bước tẩy da chết thường được thực hiện khoảng 2 lần/tuần để lỗ chân lông của bạn được sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn nên ngừng thực hiện một thời gian sau khi nặn mụn để tránh chà xát và làm tổn thương da.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự hồi phục và vẻ đẹp của làn da về sau, chúng ta cần hết sức lưu ý.
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi niệu quản có ảnh hưởng gì không?
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Nặn mụn có nên nặn hết máu không?” cũng như biết thêm cách chăm sóc da sau khi nặn để tránh để lại thâm mụn. Hãy luôn ghi nhớ cách chăm sóc da chuẩn chỉnh để có một làn da khỏe mạnh và tươi trẻ nhé. Chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp và sạch mụn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể