Gàu ở lông mày không hề khó trị nhưng nếu để lâu, chúng có thể làm rụng lông, xuất hiện tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy và gây mất tự tin trong giao tiếp. Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ đưa ra những thông tin quan trọng xoay quanh nguyên nhân, cách trị tận gốc gàu ở lông mày.
Bạn đang đọc: Gàu ở lông mày: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Gàu trên đầu hẳn bạn đã nghe qua nhiều nhưng gàu ở lông mày lại là chủ đề khá lạ tai. Vậy vấn đề da liễu này phát sinh do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Bài viết sau đây sẽ bật mí tất cả.
Gàu là gì?
Về bản chất, gàu chính là các tế bào chết bong ra khỏi da ở vùng được bao phủ bởi lông hoặc tóc. Tuy nhiên chúng luôn tích hợp cả bụi bẩn, vi sinh vật, dầu nhờn nên thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí một số trường hợp còn gây viêm da dị ứng ở khu vực liên quan.
Tế bào da chết thì người nào cũng có nhưng không phải ai cũng phải đối diện với gàu. Vì sao vậy? Khi vệ sinh thân thể thường xuyên, lượng tế bào chết thải ra không đáng kể và được “dọn sạch” ngay lập tức thì nếu quan sát bằng mắt thường, hầu như chúng ta sẽ không nhìn thấy sự hiện diện của chúng.
Tuy nhiên với những người bị gàu, tốc độ tái tạo tế bào mới trên da nhanh hơn hẳn bình thường, thậm chí rút ngắn chu kỳ chỉ còn 2 tuần/lần. Vậy nên lượng tế bào chết sẽ thải ra nhiều hơn, hình thành nhiều vảy nhỏ li ti bám trên da, lông hoặc tóc, rất dễ rơi xuống khi gãi mạnh.
Vì sao gàu xuất hiện ở lông mày?
Như đã nhắc qua ở trên, gàu xuất hiện phổ biến trên da đầu nhưng ngay ở vùng lông mày, bạn cũng có thể bắt gặp vấn đề da liễu này. Vậy vì sao gàu lại phát sinh ở lông mày?
- Thứ nhất là do vùng da ở lông mày bị kích thích quá mức do ma sát cơ học hoặc tiếp xúc hóa chất độc hại như thuốc nhuộm, thuốc tẩy,… Khi đó, lớp biểu bì sẽ nhạy cảm hơn hẳn, dễ khô, bong tróc và hình thành gàu ở lông mày.
- Thứ hai là do lười vệ sinh hoặc rửa mặt một cách qua loa, không có thói quen tẩy tế bào chết hằng tuần. Và khi tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lâu ngày thì cũng có thể sinh ra thực trạng trên.
- Thứ ba là người bệnh sở hữu cơ địa quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng trước các tác nhân hoàn toàn vô hại.
- Thứ tư là do bệnh lý da liễu mang tính tự miễn như vảy nến, chàm, dày sừng da dầu. Đối với trường hợp này, việc điều trị triệt căn là điều không tưởng. Bệnh thường xuất hiện dai dẳng, nặng nhẹ tùy từng đợt và chỉ có thể khắc phục triệu chứng để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Thứ năm là do rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh. Những tác nhân này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tiết bã, tốc độ tái tạo da nên cũng là căn nguyên làm phát sinh gàu ở khu vực lông mày.
Làm thế nào để trị dứt điểm gàu ở lông mày?
Để trị dứt điểm gàu ở lông mày, bạn hãy áp dụng ngay những phương pháp sau đây:
Rửa mặt thường xuyên và đúng cách
Đây là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn đối phó với vấn đề da liễu nói trên. Mỗi ngày, bạn nên rửa mặt tối thiểu 2 lần: Sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Trong trường hợp vận động mạnh, bạn có thể rửa thêm 1 – 2 lần bằng sản phẩm dịu nhẹ.
Việc rửa mặt đúng cách và thường xuyên sẽ loại bỏ dầu thừa, tế bào chết và cả vi sinh vật gây hại. Nhờ đó mà tình trạng gàu ở khu vực lông mày sẽ có nhiều cải thiện đáng kể.
Sử dụng giấm táo
Đây là cách làm vừa an toàn, vừa đem đến kết quả cực ấn tượng vì thành phần này có khả năng làm sạch, làm dịu và dưỡng ẩm rất tốt. Khi thực hiện, bạn hãy nhỏ giấm táo vào miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang, sau đó vắt nhẹ cho ráo rồi miết nhẹ nhàng lên lông mày. Thao tác trong khoảng 15 phút và lặp lại 2 – 3 lần mỗi tuần, rồi bạn sẽ bất ngờ trước kết quả nhận về cho mà xem.
Tìm hiểu thêm: Peel retinol có tác dụng gì với da?
Làm sạch da vùng lông mày bằng tinh dầu
Trong trường hợp nặng, rửa mặt không đem lại kết quả như ý thì bạn có thể dùng thêm tinh dầu trà để làm sạch chuyên sâu. Sản phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng dưỡng ẩm tốt, lại cực thân thiện với cơ địa con người. Vậy nên nếu thoa và mát xa đều đặn 2 lần mỗi ngày thì vảy gàu sẽ được loại bỏ sạch sẽ và không còn có cơ hội để “xuất đầu lộ diện” trở lại.
“Kết thân” với tẩy da chết dành cho da nhạy cảm
Đây cũng là cách cực hay giúp bạn dễ dàng đối phó với vấn đề gàu xuất hiện ở lông mày. Sản phẩm tẩy tế bào chết thường tích hợp BHA, hoạt chất này sẽ đi sâu vào từng lỗ chân lông, lấy đi bã nhờn, bụi bẩn và cả tế bào chết trên bề mặt. Do đó chúng sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong việc điều trị gàu.
Sử dụng dầu gội trị gàu
Bạn không nghe nhầm đâu, về bản chất, gàu trên lông mày không khác gì gàu trên da đầu. Vậy nên khi sử dụng dầu gội trị gàu thì vấn đề nói trên cũng được khắc phục triệt để.
Khi thao tác, chú ý che chắn mắt kỹ càng, mát xa nhẹ và để yên trong vài phút để sản phẩm phát huy tác dụng. Sau đó mới rửa sạch bằng nước rồi thấm khô.
Điều chỉnh cảm xúc, giữ cho tinh thần luôn thư thái
Như đã nhắc qua ở trên, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh vấn đề da liễu đang xét. Các hormone căng thẳng sẽ làm rối loạn nội tiết, rối loạn hoạt động tiết bã nhờn, tăng độ kích ứng trên da nên có thể dẫn đến việc xuất hiện gàu ở khu vực lông mày.
Do đó để cải thiện tình hình, bạn cần giữ cho tinh thần luôn thư thái bằng cách tìm đến các bộ môn thể thao giúp cân bằng cảm xúc như thiền định, yoga,… Ngoài ra nghe nhạc, đọc sách, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng cũng là ý tưởng không tồi chút nào.
Sử dụng thuốc Hydrocortisone Acetate
Loại thuốc này được biết đến với tác dụng làm dịu da, chống viêm và giảm thiểu tình trạng kích ứng. Không những vậy, đối với trường hợp sinh gàu do sưng viêm, đỏ tấy thì thuốc Hydrocortisone Acetate còn giúp giảm đau, tiêu sưng và làm xẹp tổn thương nhanh chóng. Có điều khi sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo qua tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong điều trị.
>>>>>Xem thêm: Viêm dây thần kinh tai là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh
Trong trường hợp gàu ở lông mày phát sinh do các bệnh lý da liễu mạn tính như chàm, vảy nến,… thì bên cạnh một số giải pháp trên, bạn nên thăm khám, sau đó sử dụng thuốc và thực hiện chuẩn theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt vấn đề sức khỏe nói trên.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể