Ung thư bị chướng bụng là một tình trạng phổ biến thường liên quan đến nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày. Cảm giác chướng bụng thường xuất hiện do tích tụ chất lỏng hoặc khí bên trong bụng, gây khó chịu kéo dài và cản trở quá trình tiêu hóa của người bệnh. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể đang gặp nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Ung thư bị chướng bụng và những điều cần biết
Ung thư là một trong những căn bệnh gây lo ngại và có thể ẩn chứa nhiều dấu hiệu không dễ nhận ra. Trong số những biểu hiện đó, cảm giác chướng bụng thường là một trong những tín hiệu mà nhiều người bỏ qua. Hãy cùng khám phá sâu hơn về mối liên kết không ngờ này và những điều cần biết về ung thư bị chướng bụng.
Contents
Ung thư bị chướng bụng do đâu?
Bị chướng bụng là dấu hiệu của ung thư buồng trứng
Chướng bụng là một trong những dấu hiệu phổ biến và đáng chú ý nhất của bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn muộn. Do sự tích tụ chất lỏng (cổ trướng), bụng của phụ nữ có thể bị sưng và căng ra. Ung thư bị chướng bụng có thể đi kèm với đau hoặc cảm giác khó chịu, căng cứng quanh dạ dày, cũng như khó tiêu và tăng nhu cầu xì hơi. Ngoài ra, áp lực lên dạ dày có thể gây chán ăn, trong khi áp lực lên phổi có thể gây khó thở.
Lý do người bệnh có thể bị chướng bụng khi mắc ung thư buồng trứng là do sự tích tụ chất lỏng bên trong bụng. Điều này có thể xảy ra do:
- Ung thư di căn phúc mạc: Nếu ung thư lan đến phúc mạc, màng lót bên trong bụng và các cơ quan bên trong, có thể gây kích ứng. Điều này khiến phúc mạc tiết ra nhiều chất lỏng hơn bình thường.
- Ung thư di căn đến gan: Ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến gan hoặc tĩnh mạch cửa vận chuyển máu đến gan. Nếu điều này xảy ra, áp lực trong tĩnh mạch cửa đi qua gan có thể tăng lên. Áp lực cao có thể khiến chất lỏng tích tụ bên trong bụng.
- Sự tắc nghẽn của hệ thống bạch huyết: Nếu ung thư buồng trứng gây tắc nghẽn hệ thống bạch huyết, làm cho dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường, chất lỏng sẽ không thoát ra đúng cách và có thể tích tụ bên trong bụng.
Chướng bụng có thể là dấu hiệu ung thư gan
Khi có nhiều khí trong đường tiêu hóa, có thể gây ra tình trạng chướng bụng. Việc bị chướng bụng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư gan.
Thông thường, khi mắc ung thư gan, người bệnh có thể cảm nhận được một khối u ở vùng hạ sườn phải, kèm theo tình trạng chướng bụng, đặc biệt là khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Ung thư có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa ở gan, dẫn đến tích tụ chất lỏng trong ổ bụng và gây ra chướng bụng. Tình trạng này có thể kéo dài hơn hai tuần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là về vấn đề ăn uống.
Chướng bụng cảnh báo những bệnh ung thư nguy hiểm khác
Ung thư dạ dày có thể rất nguy hiểm vì thường không có các triệu chứng sớm. Các dấu hiệu thường xuất hiện rõ ràng khi khối u đã phát triển. Người bệnh có thể ăn ít hoặc cảm thấy no nhanh, thường gặp các triệu chứng như ợ nóng, nôn mửa, chướng bụng kéo dài.
Trong trường hợp ung thư đại trực tràng, các dấu hiệu cảnh báo thường bao gồm tiêu hóa kém, buồn nôn, đau bụng, phát hiện máu trong phân hoặc tiêu phân đen, cùng với chướng bụng kéo dài không rõ nguyên nhân.
Một số biện pháp giảm tình trạng ung thư bị chướng bụng tạm thời
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng chướng bụng, hãy đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, giúp phát hiện các vấn đề bất thường và chữa trị sớm. Cùng với đó, có một số biện pháp giúp giảm nhẹ và làm dịu cảm giác không thoải mái do chướng bụng như:
- Sử dụng gừng tươi: Gừng không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam mà còn là một liệu pháp hiệu quả cho người bị chướng bụng. Đơn giản, bạn có thể lấy gừng, gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát và ngâm vào nước ấm. Uống nước gừng khi bị chướng bụng thường giúp bụng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sử dụng chanh: Cắt đôi quả chanh, vắt nước, sau đó thêm một ít gừng băm nhỏ, một muỗng mật ong và nước nóng, khuấy đều. Hỗn hợp này có thể giúp giảm chướng bụng và cảm giác không thoải mái nhanh chóng.
- Massage bụng: Đây là một phương pháp hữu ích để giảm đau và làm giảm cảm giác chướng bụng cho những người mắc các bệnh liên quan đến hệ bạch huyết. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng bị chướng và giữ cho cơ thể ấm, sau một thời gian, cảm giác chướng bụng thường sẽ nhẹ đi.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe
Ngoài ra, đôi khi những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, như một số loại trái cây và rau quả, cũng có khả năng gây đầy hơi, tăng cảm giác chướng bụng. Do đó, chỉ nên ăn với số lượng nhỏ và tránh ăn quá nhiều các thực phẩm dưới đây trong cùng một ngày:
- Giảm các loại rau và trái cây tạo ra khí, chẳng hạn như các loại đậu, bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải và măng tây. Một số loại trái cây, bao gồm mận, táo và lê có chứa sorbitol, một loại đường có thể làm sinh hơi, vì vậy nên tránh hoặc ăn những loại trái cây này ở mức độ vừa phải.
- Kẹo cao su và kẹo không đường có đường sorbitol cũng có thể dẫn đến đầy hơi.
- Chọn các loại trái cây có lượng fructose thấp bao gồm các loại quả mọng, mận, chuối chín và các loại cam quýt.
- Chế biến rau và trái cây ở dạng dễ tiêu hóa hơn, chẳng hạn như súp xay nhuyễn hoặc làm nước ép trái cây, rau quả.
- Tránh thực phẩm giàu chất béo gây ra sự hình thành khí, bao gồm thức ăn chiên ngập dầu, thịt mỡ và thực phẩm có nhiều chất béo.
- Chọn đồ uống không có ga vì bọt có thể làm đầy hơi. Đối với một số người, việc hạn chế lượng caffeine cũng có thể giúp giảm cảm giác này.
- Cân bằng bữa ăn của bạn với các thực phẩm ít gây đầy bụng, bao gồm protein (cá, thịt gà, thịt nạc), chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì, gạo, bột yến mạch, lúa mạch nấu chín kỹ, cà rốt nấu chín, củ cải đường, đậu xanh, bí và rau bina.
Điều trị ung thư giảm chướng bụng
Phát hiện và điều trị bệnh sớm là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ triệu chứng ung thư bị chướng bụng. Tất cả các dấu hiệu không bình thường của cơ thể, đặc biệt là chướng bụng kéo dài hơn 2 tuần mà không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh mạn tính và có thể liên quan đến ung thư.
Cần đặc biệt lưu ý nếu cơ thể bạn có nhiều hơn một triệu chứng kỳ lạ, hoặc chướng bụng đột ngột trong thời gian dài mà không phải do tiêu hóa. Thậm chí sau khi điều trị bằng thuốc thông thường một thời gian nhưng tình trạng vẫn tiến triển xấu đi.
Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế uy tín chuyên về khám và điều trị ung thư. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Nếu có nghi ngờ về ung thư, bạn có thể được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Lo lắng có ảnh hưởng đến huyết áp không? Biện pháp cải thiện huyết áp do lo lắng gây ra
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm: Hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích và phẫu thuật.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về ung thư bị chướng bụng mà nhiều người quan tâm. Bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc cảm giác khó chịu kéo dài nào của cơ thể đều cần được theo dõi kỹ lưỡng và có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể