Đau răng hàm dưới là triệu chứng của một số bệnh lý nha khoa thường gặp. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai nếu không chăm sóc sức khỏe răng miệng cẩn thận. Vậy đau răng hàm dưới nói lên điều gì và chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Bạn đang đọc: Tình trạng đau răng hàm dưới nói lên điều gì? Khắc phục bằng cách nào?
Răng là bộ phận rất quan trọng của cơ thể, ngoài chức năng ăn nhai răng còn tham gia quá trình phát âm và duy trì tính thẩm mỹ giúp bạn sở hữu gương mặt cân đối, tự tin hơn. Tuy nhiên, hàm răng lại rất dễ gặp tình trạng hôi miệng, ê buốt, đau nhức,… Trong đó, đau răng hàm dưới là tình trạng khá phổ biến nếu răng miệng không được chăm sóc cẩn thận. Tình trạng này không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu, khiến việc ăn nhai gặp khó khăn mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bạn đang gặp phải.
Contents
Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của răng hàm dưới
Thông thường ở mỗi người trưởng thành sẽ có 32 răng vĩnh viễn chia đều ở 2 hàm trên và hàm dưới. Răng hàm dưới sẽ được chia làm 4 nhóm theo vị trí và chức năng của chúng bao gồm răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm.
Răng đảm nhận 3 chức năng quan trọng gồm:
- Chức năng ăn nhai: Răng chính là bộ phận đầu tiên góp phần vào mắt xích tiêu hóa thức ăn. Chúng có nhiệm vụ cắn, xé, nhai và nghiền nhỏ trước khi đưa thức ăn vào dạ dày. Chính vì thế, tình trạng đau răng hàm dưới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng này.
- Chức năng phát âm: Để tạo ra âm thanh, lưỡi cần phối hợp với răng khi phát âm. Nếu răng bị thiếu hoặc răng mọc lệch, mọc thưa hay chen chúc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của con người.
- Chức năng thẩm mỹ: Sở hữu hàm răng khỏe mạnh, răng mọc đều và thẳng sẽ giúp gương mặt bạn hài hòa, cân đối và giúp bạn luôn tự tin khi giao tiếp.
Đau răng hàm dưới là bị gì? Có nguy hiểm không?
Một hàm răng chắc khỏe là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp tình trạng đau nhức răng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Đau nhức răng hàm dưới có thể gặp ở bất cứ răng nào với mức độ từ đau nhẹ đến đau dữ dội. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng hoặc do một số nguyên nhân dưới đây.
Đau răng hàm dưới do răng khôn
Răng khôn hay răng số 8 là răng hàm ở vị trí trong cùng, thường xuất hiện trong giai đoạn từ 17 tuổi đến 25 tuổi. Răng khôn không đảm nhận chức năng ăn nhai nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho con người. Trong đó, đau nhức do mọc răng khôn, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là tình trạng rất phổ biến. Nếu răng khôn mọc không đúng vị trí có thể làm ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh và tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác như viêm nha chu, sâu răng,… Trong một số trường hợp, bạn có thể phải nhổ răng khôn để giảm nguy cơ biến chứng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Người chuyển giới có con được không?
Đau răng hàm dưới do sâu răng
Sâu răng gây đau nhức răng hàm dưới rất dễ xảy ra nếu bạn chăm sóc và vệ sinh răng không đúng cách. Ngoài ra, đau nhức răng hàm dưới cũng có thể là biểu hiện của viêm lợi, viêm nha chu. Bạn có thể nhận biết sâu răng thông qua các hiệu như ê buốt, đau nhức răng, xuất hiện những mảng đen, lỗ hổng trên răng,… Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn ăn mòn lớp men răng và có thể tấn công sâu vào bên trong tủy gây viêm tủy. Mức độ đau nhức sẽ tăng dần và trở thành đau dữ dội nếu tủy bị viêm. Đau răng do sâu răng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, nhưng hay gặp nhất ở răng hàm số 6 và 7.
Sâu răng gây đau ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn nhai, vì thế răng bị sâu cần được điều trị kịp thời bằng các phương pháp như trám răng, điều trị tủy nếu bị viêm tủy, bọc răng sứ phục hình răng để tránh răng bị sâu nặng gây mất răng.
Đau răng hàm dưới do áp xe
Bên cạnh mọc răng khôn, sâu răng thì đau nhức răng cũng có thể do áp xe gây ra. Đây là một bệnh nha khoa khá nguy hiểm với triệu chứng sưng nề, đau nhức và hình thành ổ mủ dưới vùng chân răng. Không chỉ gây ra đau răng thông thường, áp xe răng còn có thể gây ra biến chứng viêm xương, tiêu xương hàm, viêm hạch,…
Cách khắc phục tình trạng đau răng hàm dưới
Để giải quyết triệt để tình trạng đau răng, bạn cần gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tìm ra chính xác nguyên nhân là gì. Dựa vào bệnh lý bạn gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí tối ưu. Nếu đau răng do răng khôn mọc lệch, nhổ răng là phương án được lựa chọn. Còn với trường hợp sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sâu và trám bảo vệ răng. Bên cạnh đó, những trường hợp viêm tủy răng sẽ cần lấy sạch tủy trước khi trám hoặc bọc răng sứ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu ung thư da hắc tố di căn hay không?
Ngoài ra, nếu chưa thể đi khám ngay lập tức, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau cấp tốc tại nhà trong khi không thể đi khám dưới đây:
- Súc miệng nước muối để vệ sinh răng miệng sạch sẽ;
- Chườm đá lạnh ngoài má tại vị trí đau khoảng 5 phút, hơi lạnh sẽ làm dịu cảm giác đau;
- Sử dụng thuốc giảm đau.
Tóm lại, đau răng hàm dưới có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng khác nhau. Nhưng dù là do bệnh lý nào thì đau răng cũng gây ra nhiều bất tiện ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt, thậm chí mất răng. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể