Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không?

Những người thực hiện bài test hội chứng sợ xã hội hầu hết đều đang có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng này là gì? Đọc bài viết sau để tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không?

Bài test hội chứng sợ xã hội giúp nhiều người nhận ra biết được tình trạng bệnh lý của bản thân mình, vì nó rất dễ nhầm lẫn với tính cách thiếu tự tin, nhút nhát. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý này là gì? Cách thực hiện bài test này ra sao? Cùng Kenshin tìm hiểu nhé.

Bài test hội chứng sợ xã hội là gì?

Hội chứng sợ xã hội là một loại rối loạn lo âu, khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức trong các tình huống giao tiếp xã hội. Người bệnh thường tránh né các hoạt động xã hội, nói chuyện với người lạ, phát biểu trước đám đông hay ăn ở nơi công cộng. Họ luôn nghĩ rằng mình sẽ bị nhìn, phê bình hoặc xấu hổ, thiếu tự tin vì hành vi của mình.

Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không? 1

Bài test hội chứng sợ xã hội giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tình trạng tâm lý của bản thân

Bài test hội chứng sợ xã hội là một công cụ đánh giá mức độ rối loạn lo âu xã hội của một người. Bài test thường bao gồm một số câu hỏi liên quan đến các tình huống giao tiếp xã hội thường gặp và cách phản ứng, thái độ của người tham gia.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng sợ xã hội?

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân gây ra hội chứng sợ xã hội. Vì phần lớn các trường hợp mắc hội chứng này đều xuất hiện triệu chứng sau khi đã trải qua sang chấn tâm lý.

Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không? 2

Những người mắc hội chứng này thường bị ảnh hưởng lớn về tâm lý

Hội chứng sợ xã hội có thể có nhiều nguyên nhân, như trải qua các chấn thương tâm lý, mất cân bằng sinh hóa não hoặc bị ảnh hưởng bởi người thân mắc bệnh tương tự:

  • Mất cân bằng sinh hóa não: Khi các yếu tố sinh hóa não bị mất cân bằng, người bệnh có thể xuất hiện nỗi sợ vô lý, thái quá về một vấn đề nào đó. Điều này là do hạch hạnh nhân (cơ quan kiểm soát sự sợ hãi, lo âu) hoạt động quá mức ở hầu hết bệnh nhân bị chứng sợ xã hội. Họ sẽ hình thành nỗi sợ vô lý về những tình huống không thực sự nghiêm trọng.
  • Di truyền: Thường trong gia đình có người mắc hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc các dạng rối loạn khác thì thế hệ con, cháu cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này, vì theo nhận định của các chuyên gia, những rối loạn tâm lý có khả năng di truyền cao.
  • Yếu tố tâm lý xã hội: Việc sống chung lâu dài với người mắc hội chứng sợ xã hội (dù không cùng huyết thống) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tâm lý này. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: Gia đình bảo bọc quá mức, trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, bị cô lập, tẩy chay,…
  • Một số yếu tố khác: Sau khi trải qua sang chấn tâm lý (bị bạn bè tẩy chay, sỉ nhục, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình cảm,…), các triệu chứng của hội chứng sợ xã hội thường xuất hiện ở người có tính cách nhút nhát và rụt rè. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh này không xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ mà thường xảy ra vào từ giai đoạn vị thành niên cho đến năm 25 tuổi.

Những dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng sợ xã hội?

Những người mắc hội chứng sợ xã hội thường có những biểu hiệu liên quan đến hành vi không kiểm soát và trị liệu tâm lý không ổn định. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang có 4 đến 6 biểu hiện, hãy thực hiện ngay bài test hội chứng sợ xã hội để kiểm tra nhé!

  • Đỏ mặt, đổ mồ hôi, run rẩy, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh khi phải tiếp xúc với người khác,…
  • Lo lắng tột độ và thái quá trong nhiều ngày hoặc vài tuần trước khi tham gia sự kiện.
  • Tránh né việc tiếp xúc hoặc giao tiếp với xã hội, như nói trước đám đông, gặp người mới, ăn ở khu vực công cộng.
  • Lo lắng về việc làm bản thân xấu hổ, bị giễu cợt hoặc bị từ chối bởi người khác.
  • Lo lắng sẽ bị nhận thấy sự căng thẳng và lo âu của bản thân.
  • Cần dùng thuốc hoặc dùng chất kích thích để ổn định tâm lý và giảm bớt lo lắng.
  • Sẵn sàng nghỉ học, nghỉ làm vì lo lắng.
  • Nhận ra rằng nỗi sợ hãi của mình là không hợp lý và quá mức, nhưng không thể vượt qua được.

Tìm hiểu thêm: Người bệnh tăng huyết áp nên làm gì vào mùa lạnh để phòng bệnh?

Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không? 3
Bạo lực học đường, bị bạn bè cô lập cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra hội chứng sợ xã hội

Các bài test hội chứng sợ xã hội?

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội có nhiều hình thức khác nhau, trong đó bài test Liebowitz Social Anxiety Scale (LSAS) là phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng.

Bài test LSAS bao gồm 24 câu hỏi, mỗi câu hỏi mô tả một tình huống giao tiếp xã hội cụ thể. Người tham gia sẽ đánh giá mức độ lo âu và tránh né của mình khi gặp phải tình huống đó.

Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không? 4

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội LSAS được các chuyên gia áp dụng và thực hành

Các câu hỏi trong test LSAS yêu cầu bạn đánh giá mức độ lo lắng của bản thân trong các tình huống này theo mức độ từ:

  • 0. Không lo lắng;
  • 1. Nhẹ;
  • 2. Vừa;
  • 3. Nặng.

Tình huống 1: Gọi điện thoại ở nơi công cộng.

Tình huống 2: Tham gia vào hoạt động nhóm ít người.

Tình huống 3: Ăn uống ở nơi công cộng.

Tình huống 4: Uống rượu với người khác ở nơi công cộng.

Tình huống 5: Trò chuyện với người có thẩm quyền hơn bạn.

Tình huống 6: Diễn xuất, biểu diễn, thuyết trình trước đám đông.

Tình huống 7: Đi dự tiệc.

Tình huống 8: Làm việc khi bị quan sát.

Tình huống 9: Viết trong khi bị quan sát.

Tình huống 10: Gọi điện cho ai đó mà bạn không quen biết rõ.

Tình huống 11: Trò chuyện với những người bạn không quen biết rõ.

Tình huống 12: Gặp gỡ người lạ.

Tình huống 13: Đi vệ sinh trong phòng vệ sinh công cộng.

Tình huống 14: Vào phòng khi những người khác đã có mặt sẵn.

Tình huống 15: Là trung tâm của sự chú ý.

Tình huống 16: Phát biểu trong cuộc họp.

Tình huống 17: Làm bài kiểm tra.

Tình huống 18: Bày tỏ ý kiến bất đồng với những người mà bạn không quen biết rõ.

Tình huống 19: Nhìn vào mắt những người bạn không quen biết rõ.

Tình huống 20: Báo cáo, trình bày trước nhóm.

Tình huống 21: Đi đón ai đó.

Tình huống 22: Đổi trả hàng tại cửa hàng.

Tình huống 23: Tổ chức một bữa tiệc.

Tình huống 24: Cưỡng lại áp lực mua sắm từ nhân viên bán hàng.

Người tham gia sẽ cộng điểm của mình theo hai tiêu chí: Lo âu và tránh né. Tổng điểm càng cao, mức độ lo âu xã hội càng trầm trọng.

Bài test hội chứng sợ xã hội: Bạn có đang thuộc nhóm nguy cơ cao không? 5

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn một số cách tẩy tế bào chết cho mông hiệu quả nhất

Trong giai đoạn vị thành niên, cha mẹ cần quan tâm và tâm sự với con nhiều hơn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, cách thực hiện bài test hội chứng sợ xã hội và các dấu hiệu của những người mắc bệnh lý này. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mình có nguy cơ hãy thực hiện bài test và đến gặp bác sĩ tâm lý ngay nếu kết quả không mong đợi.

Xem thêm: Bài test hoang tưởng và phương pháp điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *