Vào lớp 1, bé sẽ phải học nhiều kỹ năng mới như luyện đọc, luyện viết, luyện làm toán. Trước khi bé chính thức vào lớp 1, cha mẹ có thể luyện trước cho bé một số kỹ năng cơ bản tại nhà như kỹ năng đánh vần. Dưới đây là cách dạy bé đánh vần cực hiệu quả dành cho bạn.
Bạn đang đọc: Cách dạy bé đánh vần sớm tại nhà để vững bước vào lớp 1
Để có thể đọc tốt khi bước vào lớp 1, các bé cần đánh vần thành thạo. Chương trình giáo dục mầm non cũng có nội dung giúp bé làm quen với ghép vần và đánh vần. Nhưng để trẻ có hành trang vững chắc cho môn tập đọc khi bước vào lớp 1, cha mẹ nên biết cách dạy bé đánh vần tại nhà.
Contents
Tại sao cha mẹ nên biết cách dạy bé đánh vần sớm?
Khi bé đã thuộc mặt chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt, bé có thể bắt đầu làm quen với việc học đánh vần. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi và chương trình lớp 1 đều có nội dung học đánh vần. Nhưng có một thực tế, hiện nay các gia đình đều cho con học sớm nên nếu bé không được học đánh vần thành thạo, vào lớp 1 bé có thể bị chậm hơn các bạn cùng lớp.
Học đánh vần cũng không phải kiến thức quá khó với trẻ 5 tuổi. Vì vậy, trước khi trẻ vào lớp 1, cha mẹ nên biết cách dạy bé đánh vần tại nhà để trẻ vững bước vào lớp 1. Việc này sẽ mang đến những lợi ích như:
- Giúp bé thành thạo kỹ năng đọc và kỹ năng viết khi bước vào lớp 1. Đánh vần tốt bé có thể đọc tốt, viết đúng chính tả và viết nhanh.
- Biết đánh vần sớm, bé sẽ hào hứng hơn với việc đọc sách, đọc truyện. Nhờ đó, bé có thể mở rộng kiến thức và vốn từ vựng.
- Giúp bé giảm bỡ ngỡ và choáng ngợp trước chương trình lớp 1. Điều này sẽ giúp bé tự tin hơn khi bước vào môi trường học tập mới. Điều này vô cùng quan trọng với tâm lý của trẻ.
- Dạy con đánh vần sớm cũng giúp cha mẹ phát hiện ra những khó khăn con gặp phải, ví dụ như nhớ không tốt, hay nhầm lẫn các chữ cái, khó đọc… Từ đó, cha mẹ có thể tìm đến chuyên gia để được tư vấn cách khắc phục kịp thời trước khi con vào tiểu học.
Cách dạy bé đánh vần sớm tại nhà cha mẹ không nên bỏ qua
Với những bậc cha mẹ không có nghiệp vụ sư phạm, việc dạy bé học sẽ không mấy dễ dàng. Đôi khi cha mẹ không đủ kiên trì và bình tĩnh sẽ khiến bé áp lực và sợ học. Nếu chưa biết cách dạy bé đánh vần làm sao cho bé dễ nhớ và luôn hợp tác, cha mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau:
Trước khi học đánh vần cần dạy bé thuộc bảng chữ cái
Trước khi dạy con đánh vần, cha mẹ nên kiểm tra để chắc chắn con mình đã thuộc bảng chữ cái, không nhầm lẫn giữa các chữ, có thể đọc đúng và viết đúng toàn bộ chữ cái. Nếu con chưa thuộc, bạn nên bắt đầu từ việc dạy con học chữ cái và các dấu thanh. Một số cách dạy chữ cái cho trẻ như: Học chữ cái bằng hình, học chữ cái qua bài hát, bài thơ, học chữ cái qua các trò chơi, học chữ cái bằng flash card.
Chỉnh sửa âm nói ngọng cho trẻ
Phần lớn trẻ sẽ nói ngọng trong giai đoạn 2 – 3 tuổi sau đó có thể sửa được khi trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trẻ 5 hoặc 6 tuổi vẫn nói ngọng một số âm. Có những trẻ nói ngọng theo vùng miền, ví dụ nhầm lẫn giữa “l” và “n”, nhầm giữa dấu ngã và dấu nặng. Tình trạng này có thể xảy ra khi trong gia đình có người nói tiếng địa phương. Một số trẻ sẽ bị ngọng những âm khác như “s” đọc thành “ph”, “kh” đọc thành “h”. Chỉ khi cha mẹ dạy trẻ hết nói ngọng thành công, trẻ mới có thể đánh vần và đọc chính xác. Việc nói ngọng có thể khiến trẻ bị bạn cùng lớp trêu đùa dẫn đến thiếu tự tin khi đi học.
Tìm hiểu thêm: Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Lưu ý khi chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn
Dạy bé phân biệt nguyên âm, phụ âm trước khi học đánh vần
Một trong số những cách dạy bé đánh vần đầu tiên mà cha mẹ cần áp dụng là dạy trẻ phân biệt được các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm đơn, phụ âm ghép trong bảng chữ cái tiếng Việt. Chỉ khi đó trẻ mới học được các nguyên tắc ghép vần và sau này luyện viết có thể viết đúng chính tả.
Dạy bé ghép vần từ đơn giản đến phức tạp
Dạy từ đơn giản đến phức tạp luôn là nguyên tắc dạy con học mà cha mẹ cần nhớ. Theo đó, bạn nên dạy con đánh vần những tiếng chỉ có âm đầu và âm cuối trước tiên. Khi trẻ có thể đánh vần thành thạo những âm này, bạn mới nên dạy con đánh vần những tiếng có cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Như vậy trẻ có thể học đến đâu, chắc đến đó, không bị nhầm lẫn, choáng ngợp hay nản lòng vì đánh vần quá khó.
Dạy ghép vần lần lượt
Dạy ghép vần lần lượt sẽ giúp trẻ dễ ghi nhớ hơn. Ví dụ, bạn có thể dạy trẻ ghép phụ âm “b” với từng nguyên âm. Mỗi nguyên âm bạn lại dạy trẻ ghép với từng dấu thanh (ba, bà, bá, bả, bã, bạ). Cách học này sẽ giúp bé nhận thấy sự tương đồng, dễ thuộc, dễ nhớ hơn.
Lưu ý khi áp dụng cách dạy bé đánh vần
Khi áp dụng cách dạy bé đánh vần, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Trước khi dạy con cha mẹ cần xem lại và nắm vững đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt. Có thể sẽ có những khác biệt giữa kiến thức thời cha mẹ được học và kiến thức trẻ được học ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, cha mẹ nên xem lại sách giáo khoa của bé hoặc xem trước một số video dạy con đánh vần rồi mới dạy cho con.
>>>>>Xem thêm: Sụt cân đột ngột báo hiệu bệnh gì?
Trẻ dưới 6 tuổi thường có khả năng tập trung chưa cao. Bé có thể tập trung vào việc gì đó tối đa 10 – 15 phút. Để duy trì hứng thú cho bé, cha mẹ không nên ép bé học quá lâu. Thay vì học trong thời gian dài, bạn chỉ nên cho trẻ học đánh vần trong thời gian vừa phải và cố gắng tạo thành thói quen hàng ngày.
Việc xây dựng thói quen ngồi vào bàn học là rất tốt, tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì vậy, ngoài những phút học nghiêm túc để rèn tính kỷ luật từ bé cho con, cha mẹ có thể áp dụng những cách học linh động và sáng tạo khác. Ví dụ như vào giờ đi ngủ, cả nhà sẽ cùng chơi trò chơi đánh vần, khi nhờ bé làm việc nhà, bạn cũng có thể lồng ghép trò chơi đánh vần. Ví dụ như bạn có thể yêu cầu bé “lấy giúp mẹ đôi đ – ua – ngã” hay vì nói rõ là “lấy giúp mẹ đôi đũa”…
Một số trẻ có những khiếm khuyết học rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỷ, dạy con đọc và đánh vần thành thạo lúc này sẽ cần những phương pháp đặc biệt hơn. Lúc này, cha mẹ cần tham khảo tư vấn của các chuyên gia.
Tùy vào sở thích và tính cách của từng bé, cha mẹ có thể sáng tạo nên những cách dạy bé đánh vần phù hợp nhất với con mình. Trong quá trình dạy con học, bạn đừng quên dành tặng những lời khen ngợi, khích lệ để bé yêu thích việc học nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể