Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? Cách sử dụng Daktarin Oral Gel

Khi nói đến thuốc trị nấm miệng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cái tên Daktarin. Các nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng trên người bệnh đã chứng minh khả năng loại trừ nấm miệng và nấm đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả của loại thuốc này. Cũng là một dạng tổn thương niêm mạc miệng phổ biến, liệu Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không?

Bạn đang đọc: Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? Cách sử dụng Daktarin Oral Gel

Nấm miệng và nhiệt miệng là hai bệnh lý ở khoang miệng thường gặp, nhất là ở trẻ em. Cả hai tình trạng này đều có thể gây nhiều khó chịu, đau đớn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Là loại thuốc có công dụng trị nấm miệng vô cùng hiệu quả nên rất nhiều người quan tâm thắc mắc Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không?

Tìm hiểu về thuốc Daktarin Oral Gel

Trước khi giải đáp thắc mắc thuốc Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không cùng tìm hiểu một số thông tin về sản phẩm này nhé! Thuốc Daktarin có thành chính là Miconazole – một hoạt chất kháng nấm khá mạnh thuộc nhóm Imidazole. Miconazole có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol ở vi nấm. Đồng thời làm thay đổi thành phần lớp vỏ lipid cấu tạo màng tế bào khiến cho tế bào nấm bị hoại tử và dần chết đi.

Góc giải đáp: Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không?

Thuốc Daktarin Oral Gel có thành chính là Miconazole

Thuốc Daktarin Oral Gel được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như:

  • Chữa trị bệnh nấm Candida đối với người lớn và cả trẻ em.
  • Điều trị dự phòng nhiễm nấm Candida trong khoang miệng, hầu họng và đường tiêu hóa.
  • Có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh do nhiễm một số chủng vi khuẩn Gram dương.

Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không?

Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? Nhiệt miệng là tình trạng viêm thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng hoặc thiếu hụt một số vitamin gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Hiện nay, các nguyên nhân gây ra nhiệt miệng vẫn chưa được chỉ rõ. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng tình trạng này là do một số vi sinh vật như: Các vi khuẩn, các ký sinh trùng hoặc độc tố của vi sinh vật gây nên.

Cho đến nay vẫn chưa có thử nghiệm chứng minh về tác dụng chữa trị nhiệt miệng của Daktarin Oral Gel, thuốc được chỉ định trong điều trị một số nấm gây bệnh nấm miệng và nấm tiêu hóa. Vì vậy, nếu nhiệt miệng phát sinh là do nấm hoặc độc tố của nấm gây nên có thể xem xét việc sử dụng Daktarin Oral Gel. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng Daktarin khi không có chỉ dẫn.

Góc giải đáp: Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? 1

Có thể xem xét sử dụng Daktarin Oral Gel cho trường hợp nhiệt miệng nếu được bác sĩ cho phép

Cách sử dụng Daktarin Oral Gel

Daktarin Oral Gel là thuốc dùng đường miệng sau các bữa ăn. Một thìa đong tương đương 124mg miconazole mỗi 5ml gel thuốc. Cần vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi dùng thuốc. Liều dùng tham khảo như sau:

Trường hợp nhiễm nấm Candida miệng – hầu

  • Trẻ nhỏ 4 – 24 tháng tuổi: Dùng 1,25ml gel (tương đương ¼ thìa đong)/lần, mỗi ngày 4 lần.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần dùng 2,5ml gel (tương đương ½ thìa đong), mỗi ngày 4 lần.

Tiếp tục trị liệu ít nhất 7 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Trường hợp nhiễm nấm đường tiêu hóa

Thuốc sử dụng được cho người lớn và trẻ từ đủ 4 tháng tuổi trở lên với liều khuyến cáo là 20mg/kg/ngày, chia làm 4 lần sử dụng. Liều dùng hàng ngày không được vượt quá 250mg (10ml gel), 4 lần/ngày. Điều trị tiếp tục ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất.

Lưu ý: Liều dùng cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để có được sự tư vấn tốt và phù hợp nhất.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Daktarin Oral Gel là gì?

Vậy là bạn đã biết Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không rồi. Hiệu quả trị nấm của loại thuốc này là không thể phủ nhận tuy nhiên người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Đau hoặc nóng rát nặng trong miệng;
  • Lở loét trong miệng hay trên lưỡi;
  • Gặp vấn đề về răng, đau hoặc sưng ở nướu răng;
  • Da nhợt nhạt;
  • Cảm thấy choáng váng, khó thở hoặc tim đập nhanh, khó tập trung.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể xuất hiện như:

  • Giảm vị giác;
  • Đau nhẹ hoặc khó chịu ở miệng, lưỡi;
  • Ho, khô miệng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Đau đầu;
  • Cảm giác mệt mỏi.

Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp gồm: Phản ứng dị ứng như: Phù mặt, lưỡi, môi, miệng, khó thở, khó nuốt, kích ứng nặng, nổi mẩn, da nổi đỏ hoặc bầm tím.

Tìm hiểu thêm: Những điều chị em phụ nữ cần biết về dị ứng thuốc tránh thai khẩn cấp

Góc giải đáp: Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? 2
Thuốc Daktarin Oral Gel có thể gây nóng rát miệng

Lưu ý khi dùng Daktarin Oral Gel trị nấm miệng

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng Daktarin Oral Gel bạn cần nhớ:

  • Bạn nên dùng ngón tay quấn gạc, rơ vào trong khoang miệng. Không nuốt gel ngay sau khi bôi và cố gắng giữ thuốc Daktarin trong miệng càng lâu càng tốt.
  • Nếu đang mang răng giả, trước khi đi ngủ hãy tháo và rà thuốc lên răng giả để không bị nhiễm trùng.
  • Không được dùng Daktarin Oral Gel nhiều hơn lượng mà bác sĩ chỉ định.
  • Khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, cần đặt thuốc trước miệng, tránh thoa gel thuốc vào sâu trong cổ họng vì có thể gây ra tình trạng nghẹt thở cho bé.
  • Bạn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy nếu thuốc Daktarin quá liều.
  • Không sử dụng Daktarin Oral Gel cùng với các thuốc kháng histamin như: Terfenadin, Astemizol, thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa Cisapride.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin, thuốc chống động kinh Phenytoin và một số thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian dùng Daktarin Oral Gel.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thức ăn, thực phẩm chức năng hoặc loại thuốc nào, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị để quyết định có nên bắt đầu tiến hành điều trị bằng Daktarin Oral Gel hay không.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ cần cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30℃ và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu.
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Nếu thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu chảy nước, đổi màu, có mùi mốc thì không nên tiếp tục dùng.

Góc giải đáp: Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không? 3

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật tim nội soi ở đâu tốt nhất và những điều cần lưu ý

Chú ý khi sử dụng thuốc Daktarin Oral Gel để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Daktarin Oral Gel có trị nhiệt miệng không?”. Đây là loại thuốc có chức năng kháng nấm với những loại vi nấm men và vi nấm ngoài da thông thường. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời lựa chọn các nhà thuốc uy tín, có nhân viên tận tình hướng dẫn và cung cấp thông tin cần thiết khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *