Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc?

Bước vào giai đoạn 24-36 tháng tuổi, trẻ sẽ có những thay đổi vượt trội cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc tìm hiểu bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc sẽ giúp ba mẹ có cách chăm sóc và dạy dỗ phù hợp, tạo điều kiện cho bé phát triển tối ưu cả về thể chất và trí não.

Bạn đang đọc: Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc?

Bé 2 tuổi là cụm từ chung để chỉ những trẻ trong độ tuổi từ 24 đến dưới 36 tháng. Ở giai đoạn này, nhờ vốn từ vựng khá phong phú nên các con đã dễ dàng hơn trong việc diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trẻ cũng dần khám phá thế giới xung quanh theo cách thức mạo hiểm hơn bởi các kỹ năng về thể chất cũng đã dần hoàn thiện.

Chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Bé 2 tuổi cân nặng chuẩn ra sao? Theo tiêu chuẩn của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, các chỉ số chiều cao, cân nặng trung bình ở bé 24 tháng tuổi như sau:

  • Bé gái cao 86.4cm, nặng khoảng 11.5kg.
  • Bé trai cao 87.1cm và nặng 12.2kg.

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc?

Bé gái 2 tuổi bình thường cao khoảng 86.4cm, nặng khoảng 11.5kg

Giai đoạn từ 24-36 tháng, trẻ có thể cao thêm khoảng 8cm và tăng thêm 4kg. Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng trên đây chỉ mang tính tương đối và có thể dao động đôi chút với các bé, tùy thuộc vào gen, chế độ nuôi dưỡng, môi trường sống…

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc?

Sự phát triển vận động ở bé 2 tuổi

Trẻ độ tuổi lên 2 có thể dần tự điều khiển cơ thể mình một cách thành thạo hơn và biết cách phối hợp tay chân với nhau. Cụ thể, bé đã có thể:

  • Tự đi một mình;
  • Bắt đầu chạy;
  • Kiễng chân;
  • Đá một quả bóng;
  • Kéo đồ chơi phía sau trong lúc đang đi.
  • Mang theo nhiều đồ chơi hoặc đồ chơi lớn trong khi đang đi.
  • Trèo lên, trèo xuống các đồ nội thất trong nhà mà không cần trợ giúp.
  • Nắm giữ thành cầu thang khi đi lên và đi xuống để không bị té.

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc? 1

Bé 2 tuổi đã có thể tự đi một mình

Kỹ năng dùng tay ở bé 2 tuổi phát triển như thế nào?

Hãy để một hộp màu nước hoặc bút sáp màu trước mặt trẻ 2 tuổi và để bé một mình, ba mẹ sẽ có thể quan sát được khả năng sáng tạo của con. Trẻ ở độ tuổi này đã điều khiển đồ vật một cách dễ dàng như:

  • Vẽ một cách tự nhiên.
  • Xoay nắp các chai, lọ để đổ các thứ ở bên trong ra.
  • Xây dựng tháp từ bốn khối trở lên.
  • Bé có thể dùng một tay nhiều hơn tay kia.

Sự phát triển ngôn ngữ khi bé 2 tuổi

Không chỉ hiểu hầu hết những gì bạn nói mà bé 2 tuổi còn có thể biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt thông tin, ý tưởng hoặc biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của mình. Cụ thể:

  • Biết chỉ các tranh ảnh hoặc đồ vật khi nghe tên gọi của những đồ vật đó;
  • Nhận diện tên của mọi người, các bộ phận trên cơ thể và một số các vật thể;
  • Nói được vài từ đơn (từ 15-18 tháng) và nói được các cụm từ đơn giản (từ 18-24 tháng);
  • Nói được các câu có từ hai đến bốn từ như: Búp bê đâu rồi? Cái gì đây?;
  • Thực hiện theo được những hướng dẫn đơn giản;
  • Lặp lại những từ ngữ bé nghe được trong các cuộc trò chuyện.

Sự phát triển nhận thức của trẻ 2 tuổi

Khi mới vài tháng tuổi, trẻ học hỏi bằng cách nhìn ngắm, lắng nghe, đụng chạm và điều khiển. Đến khi đã được 2 tuổi, con sẽ bắt đầu hành động một cách có nhận thức hơn. Trẻ sẽ bắt đầu tự vẽ nên các hình ảnh về những đồ vật, khái niệm và hành động. Ngoài ra, bé cũng đã:

  • Biết tìm đồ vật ngay cả khi chúng bị phủ dưới 2-3 lớp đồ.
  • Bắt đầu biết sắp xếp theo màu sắc và hình dạng.
  • Bắt đầu biết giả bộ.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách uống lá sen khô giảm mỡ máu đơn giản và hiệu quả

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc? 2
Bé 2 tuổi bắt đầu có thể xếp theo màu sắc và hình dạng

Phát triển xã hội và cảm xúc ở bé 2 tuổi

Thuận theo tự nhiên, trẻ 2 tuổi thường ích kỷ và không thích chia sẻ. Do đó, rất khó để các bậc phụ huynh nắm bắt được tâm trạng của con do lúc thì bé hòa đồng, vui vẻ, lúc lại giận dỗi, buồn bã. Các biểu hiện thường thấy là:

  • Bắt chước hành vi của người khác, nhất là người lớn cũng như các anh, chị;
  • Ngày càng nhận thức được bản thân mình khác với mọi người;
  • Ngày càng nhiệt tình với những trẻ em khác;
  • Thể hiện sự độc lập;
  • Bắt đầu có các hành vi thách thức;
  • Tăng cường sự lo lắng rồi lại dần dần quên đi.

Vì sao ba mẹ nên dạy bé sớm ngay từ khi được 2 tuổi?

Theo nhiều chuyên gia, việc bắt đầu dạy bé sớm ngày từ khi 2 tuổi mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp trẻ phát huy khả năng tư duy tốt, trí tưởng tượng phong phú hơn.
  • Phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi, giúp con bộc lộ cảm xúc để thể hiện tâm trạng, nhu cầu bản thân với mọi người.
  • Cung cấp các kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để bé được trải nghiệm, khám phá. Từ đó giúp các con tự tin và linh hoạt hơn, có thể tự mình xử lý những tình huống khó khăn gặp phải trong tương lai.
  • Giúp trẻ hình thành thói quen, hứng thú và yêu thích với việc học tập hơn.
  • Hỗ trợ trẻ phát triển thể chất, sức khỏe.
  • Giúp bé gắn kết, bồi đắp tình cảm gia đình, hiểu được tầm quan trọng của tình thân và đồng cảm với mọi người.
  • Phát hiện sớm con thích gì, có thế mạnh và năng khiếu ở lĩnh vực nào để có kế hoạch bồi dưỡng tiềm năng cho bé.

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc? 3

Cha mẹ nên áp dụng các cách khuyến khích sự phát triển ở trẻ 2 tuổi

Cách khuyến khích sự phát triển ở trẻ 2 tuổi

Dạy bé 2 tuổi những gì? Để giúp trẻ ở độ tuổi này phát triển trí não và hành vi, bạn có thể:

  • Ngay cả khi bé chưa thể nói rõ ràng, hãy giúp trẻ học cách phát âm các từ. Ví dụ: Nếu bé nói “bà nội”, hãy tập cho bé nói “đây là bà nội”.
  • Theo dõi con sát sao trong các buổi vui chơi. Trẻ trong giai đoạn này chơi cùng nhau nhưng chưa biết chia sẻ, giải quyết các vấn đề. Hãy chỉ cho con cách giải quyết xung đột bằng cách giúp các bé chia sẻ, thay phiên nhau chơi và sử dụng từ ngữ khi có thể.
  • Để bé 2 tuổi phụ bạn chuẩn bị cho bữa ăn bằng cách cho con mang đồ đạc như: Cốc nhựa hoặc khăn ăn ra bàn. Đừng quên cảm ơn trẻ vì đã giúp đỡ bạn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Với khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như kỹ năng xã hội nêu trên, bé 2 tuổi đã sẵn sàng tham gia bữa ăn của gia đình. Lúc này, trẻ đã có thể ăn thức ăn giống như ba mẹ, anh chị. Chế độ ăn của trẻ 2 tuổi nên bao gồm 3 bữa ăn chính kết hợp 1-2 bữa ăn nhẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm các thực đơn cho bé 2 tuổi tăng chiều cao, phát triển toàn diện. Đồng thời, ba mẹ cần lưu ý:

  • Không cố định vào lượng thức ăn mà trẻ ăn mỗi bữa.
  • Không ép con ăn hay tạo không khí căng thẳng trong bữa ăn.
  • Dạy trẻ các thói quen ăn uống lành mạnh, bao gồm cả việc ngồi cùng các thành viên trong gia đình vào bữa ăn.
  • Tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho cả bé và gia đình.

Bé 2 tuổi có sự phát triển như thế nào về vận động, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc? 4

>>>>>Xem thêm: Bật mí về phương pháp EASY cho trẻ sơ sinh

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi để giúp trẻ phát triển tốt hơn

Dấu hiệu cho thấy bé 2 tuổi chậm phát triển

Mỗi trẻ phát triển theo mỗi tốc độ khác nhau nên không thể nói chính xác khi nào con của bạn sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Tuy nhiên nếu thấy bé 2 tuổi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây con có thể đã bị chậm phát triển trí tuệ ở độ tuổi này và cần được thăm khám sớm. Cụ thể:

  • Không thể đi được sau 18 tháng tuổi.
  • Chỉ đi trên ngón chân hoặc không phát triển gót chân sau vài tháng đi bộ.
  • Không nói được câu 2 từ dù đã 2 tuổi.
  • Không thể nhận biết chức năng của các đồ vật trong gia đình (bàn chải, điện thoại, nĩa, thìa…) dù đã 15 tháng tuổi.
  • Không bắt chước lời nói hay hành động vào cuối giai đoạn này.
  • Không thể thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản.
  • Không biết cách đẩy một đồ chơi có bánh.

Bé 2 tuổi là một cột mốc quan trọng với cả mẹ và trẻ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về sự phát triển của trẻ 2 tuổi cũng như biết cách chăm sóc bé phù hợp nhất. Từ đó dạy trẻ thông minh và phát triển toàn diện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *