Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này

Trẻ 3 tuổi có những bước phát triển cực nhanh về thể chất, kỹ năng, vận động, tư duy và ngôn ngữ. Để có thể nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện, trước hết ba mẹ cần nắm rõ những thay đổi của bé trong giai đoạn này. Vậy cụ thể trẻ 3 tuổi biết làm gì và ba mẹ nên dạy bé những gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này

Tốc độ tăng trưởng ở trẻ 3 tuổi sẽ chậm hơn so với 2 năm đầu đời. Tuy mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng mức tăng trung bình ở bé 3 tuổi thường là: Cân nặng tăng từ 1.8-2.7kg/năm và chiều cao tăng từ 5-7.6cm/năm.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì?

Sự vận động của trẻ 3 tuổi

Xét về kỹ năng vận động thô, bé lên 3 có thể thực hiện một số động tác sau:

  • Đi bộ, leo lên, bước xuống cầu thang mà không cần tay vịn.
  • Biết ném, đá và bắt bóng.
  • Đạp được xe 3 bánh.
  • Nhảy và đứng một chân tối đa trong 5 giây.
  • Đi tiến và đi lùi dễ dàng.
  • Cúi xuống mà không bị té ngã.
  • Tự mặc và cởi quần áo.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này

Trẻ 3 tuổi có thể thực hiện những vận động mà lúc 2 tuổi chưa thể thực hiện

Cùng với đó, kỹ năng vận động tinh ở trẻ 3 tuổi được thể hiện thông qua việc sử dụng linh hoạt ngón tay và bàn tay cụ thể như sau:

  • Dễ dàng cầm nắm đồ vật nhỏ.
  • Biết lật từng trang sách
  • Cầm và sử dụng kéo.
  • Viết chữ và vẽ các bức tranh đơn giản.
  • Lắp ráp được mô hình đồ chơi có từ 4 khối trở lên.

Khả năng tư duy khi trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi muốn biết mọi thứ và sẽ bắt đầu tự đặt ra nhiều câu hỏi như: Tại sao con chim có lông? Tại sao mặt trời màu đỏ?… Điều này cho thấy khả năng tư duy của con đang diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể:

  • Gọi tên các màu sắc cơ bản.
  • Hiểu được nghĩa của từ.
  • Sáng tạo, tưởng tượng ra nhiều câu chuyện thú vị.
  • Nhận thức được thời gian trong ngày.
  • Sắp xếp được đồ vật theo màu sắc và hình dạng.
  • Trả lời được một số câu đố phù hợp với tuổi lên 3.
  • Biết tuổi và giới tính bản thân.

Kỹ năng ngôn ngữ của bé 3 tuổi

Về kỹ năng ngôn ngữ, bé 3 tuổi có thể:

  • Biết giới thiệu tên và tuổi của mình, thậm chí là ba mẹ.
  • Nói được khoảng 250-500 từ.
  • Trả lời những câu hỏi đơn giản.
  • Biết sử dụng các từ xưng hô như: Mình, bạn, chúng tôi…
  • Biết hát và kể chuyện.
  • Mô tả chính xác những gì bé thấy.
  • Phân biệt các từ chỉ vị trí như: Trong, ngoài, trên, dưới.
  • Phát âm rõ ràng và dễ nghe.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này 1

Bé 3 tuổi đã có thể trả lời được những câu hỏi đơn giản từ người khác

Thay đổi về tâm lý khi trẻ 3 tuổi

Không chỉ phát triển thể chất khi lên 3 con bạn còn có những thay đổi về nhận thức, tâm lý xã hội. Một trong những đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi dễ nhận thấy nhất là con trở nên hòa đồng hơn, ít giận dữ hơn khi tiếp xúc hay chơi đùa với người khác cũng như bạn bè cùng tuổi. Bé lúc này đã biết cách hợp tác với bạn bè khi tham gia các trò chơi hay trong học tập và có thể bắt đầu thể hiện một số kỹ năng giải quyết vấn đề:

  • Biết cách thể hiện tình cảm với gia đình, bạn bè thân quen.
  • Có thể thể hiện nhiều loại cảm xúc như: Hạnh phúc, buồn chán, tức giận…

Không những vậy, trí tưởng tượng của trẻ ở độ tuổi này cũng rất phong phú. Điều này vừa có lợi vừa có mặt hại. Lúc này, các trò chơi giả tưởng với trẻ sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn, nhưng ngược lại con cũng có thể bắt đầu hình thành những nỗi sợ hãi phi thực tế.

Ba mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi học gì?

Dựa vào đặc điểm phát triển, ba mẹ có thể tiến hành dạy trẻ 3 tuổi các vấn đề sau:

Xây dựng, tập luyện thói quen sinh hoạt nhất quán

Tuổi lên 3 là thời điểm rất thích hợp để xây dựng và tập luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, ba mẹ nên nhớ rằng các thói quen này cần có sự nhất quán để tránh gây rối cho con. Việc tập luyện này sẽ giúp bé có ý niệm tốt hơn về thời gian cũng như mỗi loại hành động sinh hoạt cần thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Tại sao da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh? Cách khắc phục và phòng ngừa

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này 2
Nên xây dựng, tập luyện thói quen sinh hoạt nhất quán khi trẻ 3 tuổi

Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ

Độ tuổi lên 3 cũng là thời điểm tốt để trau dồi thêm vốn từ mới cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo một số từ vựng phổ biến và thích hợp với tuổi này như: Các từ ngữ chỉ vị trí, các bộ phận cơ thể, các màu sắc, các hình dạng, các loại xe cộ, đồ gia dụng trong nhà, các loài động vật…

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần rèn luyện cho bé thêm cách giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Cụ thể:

  • Chỉnh lỗi khi con phát âm và nói chuyện.
  • Trò chuyện thường xuyên với bé các đề tài đa dạng nhưng cần gần gũi với bé như: Bé thích ăn món gì nhất? Ngày đi học của bé thế nào?…
  • Hướng dẫn con cách đáp lại những câu hỏi vì sao hay tại sao.

Dạy con tính tự lập

Khi kỹ năng vận động của con đã nên phức tạp hơn, ba mẹ hãy tạo cho bé 3 tuổi thật nhiều cơ hội tự làm một số việc phù hợp với khả năng. Dưới đây là một số hoạt động ba mẹ có thể dạy con tự lập hiệu quả:

  • Tự chọn quần áo, mặc đồ phù hợp với thời tiết, học cách đi tất và xỏ giày, biết cách mặc áo đúng chiều, xỏ tất và giày đúng bên, học cách cởi quần áo…
  • Tự mình ăn uống.
  • Tự dọn dẹp phòng và đồ chơi.
  • Tự vệ sinh cá nhân: Chải tóc, rửa tay, rửa mặt, đánh răng và hiểu được vì sao cần phải đánh răng sạch sẽ.

Đối với những hoạt động kể trên, để bé không làm sai cách ba mẹ cần phải làm mẫu, hướng dẫn chi tiết và nhiều lần cho con thực hiện.

Dạy bé 3 tuổi cách đọc sách

Cách đọc sách ở đây không phải là đọc hiểu từ ngữ hay câu cú mà là dạy bé cầm quyển sách đúng cách, đúng chiều cũng như lật từng trang sách là như thế nào. Đây cũng là cách giúp con ươm mầm yêu thích đọc sách từ sớm. Trong khi đọc, ba mẹ có thể tạo hứng thú cho bé với hoạt động này bằng cách: Chỉ vào trang sách, đặt câu hỏi cho bé về trang sách cũng như các tình huống, nhân vật để bé tư duy và tự suy nghĩ.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này 3

Dạy trẻ 3 tuổi bằng cách vừa chơi vừa học để kích thích tư duy

Dạy trẻ 3 tuổi bằng cách vừa chơi vừa học

Đây được coi là bài học cần thiết và đặc biệt quan trọng dành cho trẻ 3 tuổi. Nhờ bài học này, con có thể luôn cảm thấy thích thú trong cả việc chơi và việc học, đồng thời cân bằng được những hoạt động này về sau.

Nuôi dưỡng tinh thần tập thể dục, rèn luyện thể chất

Trẻ 3 tuổi rất hiếu động và các bậc phụ huynh thường không cần mất quá nhiều thời gian để thuyết phục con tham gia các trò chơi vận động. Bạn có thể tham khảo một số trò vận động vừa an toàn vừa tốt lại phù hợp cho bé như: Chạy và nhảy, đi ngược, tụt cầu trượt, học đạp xe (xe đạp 4 bánh) hay chơi bóng cùng các bạn.

Cách tốt nhất để bé 3 tuổi hứng thú hơn trong những hoạt động kể trên là hãy cho bé vui chơi ngoài trời. Không gian mát mẻ, thoáng đãng không những kích thích khả năng vận động mà còn giúp con sôi nổi và năng động hơn.

Cách chăm sóc trẻ 3 tuổi

Sau đây là một số gợi ý chăm sóc trẻ 3 tuổi bạn có thể tham khảo:

  • Thực đơn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất. Nếu con không thích ăn rau thì mẹ có thể thay bằng các loại trái cây hoặc củ.
  • Luôn quan tâm, theo dõi sát sao khi cho con chơi gần đường phố.
  • Ba mẹ nên cho trẻ 3 tuổi ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, tuyệt đối không cho con thức khuya.
  • Rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
  • Để trẻ 3 tuổi tự do khám phá mọi thứ nhưng cần đề phòng trẻ té ngã.
  • Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ 3 tuổi đầy đủ.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Những đặc điểm phát triển ở độ tuổi này 4

>>>>>Xem thêm: Đang ho có tiêm vắc xin được không và những khuyến cáo an toàn

Trẻ 3 tuổi cần đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Vậy là bạn đã hiểu được trẻ 3 tuổi biết làm gì và nên dạy trẻ trong giai đoạn này như thế nào. Việc dạy bé 3 tuổi thông minh hơn cần được khởi đầu bằng việc hiểu rõ đặc điểm tâm lý, tính cách và thể trạng của trẻ. Từ đó, xây dựng thói quen, hoạt động, bài tập cùng cách giao tiếp thực sự phù hợp với con. Tuy nhiên, bạn cũng đừng cố ép bé quá mức mà nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên là tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *